A+ A A-   
  11/10/2019 10:26        

Luât tố cáo năm 2018 và một số điểm mới đáng lưu ý

Thời gian qua, Luật tố cáo số 03/2011/QH13 đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để công dân thực hiện quyền tố cáo của mình; qua đó, giúp các cơ quan có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện cho thấy Luật tố cáo số 03/2011/QH13 (gọi là Luật Tố cáo 2011) đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, không phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác đấu tranh, tố giác tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng qua tố cáo và giải quyết tố cáo. Nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Luật Tố cáo 2011 và hướng tới mục tiêu cụ thể hóa quyền tố cáo của công dân là quyền con người; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 (gọi là Luật Tố cáo 2018).

Luật có 9 chương, 67 điều, so với Luật Tố cáo 2011 thì nhiều hơn 01 chương, 17 điều và có nhiều điểm mới đáng lưu ý sau:

Thứ nhất: Mở rộng phạm vi tố cáo, giải quyết tố cáo. 

Đây là điểm mới cơ bản của Luật Tố cáo năm 2018. Nếu như Luật Tố cáo năm 2011 quy định “Việc tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo” thì Luật Tố cáo năm 2018 bãi bỏ cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức”. Qua đó, đã mở rộng đối tượng tố cáo, người dân không chỉ tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức mà còn có thể tố cáo các đối tượng khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà có hành vi vi phạm pháp luật..

Thứ hai: Quy định lại nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Trên cơ sở kế thừa Điều 12, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo số năm 2018 quy định chặt chẽ nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo, đặc biệt trong các trường hợp như: Tố cáo việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức (Khoản 3, Điều 12); tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách (Khoản 4, Điều 12); tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể (Khoản 5, Điều 12); tố cáo cơ quan, tố chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Khoản 6, Điều 12). Với quy định này thì tất cả cán bộ, công chức, người được giao thực hiện nhiệm vụ công vụ có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử. Đây là điểm mới chỉ có ở Luật Tố cáo năm 2018.

Thứ ba: Quy định chặt chẽ và mở rộng thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan nhà nước khác như: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (Điều 17). Ngoài ra, Luật còn bổ sung mới 04 điều để quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Tòa án nhân dân (Điều 14), Viện Kiểm sát nhân dân (Điều 15), Kiểm toán nhà nước (Điều 16) và trong doanh nghiệp nhà nước (Điều 19).

Thẩm quyền giải quyết tố cáo của người đứng đầu được mở rộng hơn trước. Theo đó, người đứng đầu ngoài việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân (bao gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trực thuộc; cán bộ, công chức, người do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp) còn có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trực thuộc.

Thứ tư: Rút ngắn thời gian, trình tự giải quyết tố cáo: 

Luật Tố cáo năm 2018 đã rút ngắn thời hạn giải quyết tố cáo từ 60 ngày xuống còn 30 ngày kể từ ngày thụ lý. Đồng thời, rút gọn trình tự giải quyết tố cáo từ 05 bước xuống còn 04 bước, gồm:

- Thụ lý tố cáo. 

- Xác minh nội dung tố cáo.

- Kết luận nội dung tố cáo.

- Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Thứ năm: Bổ sung một số quy định mới trong việc xử lý đối với một số tình huống cụ thể.

Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung một số điểm mới trong việc tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo; quy định về quyền của người tố cáo trong việc rút đơn tố cáo, được bồi thường thiệt hại; tạm dừng, đình chỉ giải quyết tố cáo, tố cáo tiếp và giải quyết tố cáo tiếp. Trong đó, điểm mới nổi bậc nhất là cho phép người tố cáo được rút tố cáo; xử lý ban đầu thông tin tố cáo và tố cáo nặc danh, Luật quy định như sau:
  

Ảnh minh họa

Đối với đơn tố cáo được gửi đến nhiều nơi: Khoản 3 Điều 24 Luật tố cáo quy định “Trường hợp tố cáo không thuộc thấm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tố chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tố chức, cá nhân có thấm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý”. Quy định này nhằm tránh tình trạng người tố cáo gửi đơn tố cáo tràn lan, vượt cấp, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý đối với tố cáo không thuộc thẩm quyền.

Đối với tố cáo nặc danh, mạo danh: Điều 25 Luật tố cáo 2018 quy định “Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật tố cáo.

Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở đế thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Thứ sáu: Quy định mới trong việc bảo vệ người tố cáo.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy định về bảo vệ người tố cáo của Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 đã dành hẳn một chương (Chương VI) với 08 điều quy định chặt chẽ thiết chế bảo vệ người tố cáo. Theo đó, Luật quy định cụ thể các vấn đề cơ bản như: Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ (Điều 47); quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ (Điều 48); cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ (Điều 49); trình tự, thủ tục bảo vệ (từ Điều 50 đến Điều 54); các biện pháp bảo vệ (từ Điều 56 đến Điều 58).

Ngoài ra, Luật Tố cáo năm 2018 còn quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo; quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm… Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và thay thế Luật Tố cáo số 03/2011/QH13.

Doanh Doanh

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 105.381
Số người trực tuyến
   Hiện có: 5   Khách