A+ A A-   
  27/11/2019 10:24        

Bảo tồn văn hóa truyền thống ở Khánh Vĩnh

Huyện Khánh Vĩnh có nhiều thành phần DTTS sinh sống đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể mang đậm nét đặc trưng như lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới, lễ hội tung còn…, cùng với các loại nhạc cụ dân tộc như mã la, đinh năm, đinh chót, chapi…; những làn điệu dân ca Raglai, then của dân tộc Tày…

Điều đáng tiếc là những giá trị văn hóa đó đang ngày càng mai một. Các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống của dân tộc Raglai dù đã được triển khai nhiều nhưng vẫn chưa thể hiện được tính chất đột phá, quyết liệt cả trong chủ trương lẫn hành động.

Từ năm 2016 đến nay, UBND huyện Khánh Vĩnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc quản lý, tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, những văn bản, kế hoạch, quyết định đó chỉ trong giới hạn ở những hội thi, liên hoan, giao lưu văn hóa, còn những chỉ đạo mang tính định hướng chiến lược về vấn đề này vẫn chưa cụ thể.

Ông Mấu Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho biết, những năm qua, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống dân tộc. Các hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan giọng hát hay, hội thi tuyên truyền di sản văn hóa, giao lưu các làng văn hóa… luôn có sự khuyến khích các đơn vị, cá nhân tham gia, thể hiện những tiết mục mang màu sắc văn hóa truyền thống.

Địa phương cũng mở nhiều lớp dạy tiếng nói, chữ viết Raglai cho hàng trăm lượt cán bộ, công chức, giáo viên. Nhiều nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa truyền thống còn mang tính dàn trải, chưa chuyên sâu. Tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào phần nào bị pha tạp. Một số lễ hội mang tính cộng đồng ít được đồng bào quan tâm tổ chức. Trang phục truyền thống của đồng bào cũng chỉ xuất hiện vào những ngày lễ hội.

Đưa văn hóa dân tộc vào trường học là một giải pháp bảo tồn hiệu quả.Đưa văn hóa dân tộc vào trường học là một giải pháp bảo tồn hiệu quả.

Giải pháp khắc phục

Trước nguy cơ mai một văn hóa truyền thống trên địa bàn Khánh Vĩnh, Ban Dân tộc (Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều đợt khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa nhằm đề ra giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa nêu ý kiến: Hiện nay, Khánh Vĩnh vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian trong đời sống xã hội. Những tác phẩm có giá trị về văn hóa truyền thống để tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn công chúng vẫn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền cũng đang cầm chừng với hình thức và nội dung vẫn còn chung chung. Thời lượng, mật độ tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu hình ảnh, hiện vật, dụng cụ sinh hoạt truyền thống của đồng bào các dân tộc chỉ diễn ra với tần suất thấp. Một số cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn đã đưa các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai vào phục vụ du khách, nhưng việc làm này vẫn mang tính tự phát, manh mún, quy mô nhỏ lẻ nên chưa tạo được điểm nhấn.

Về những giải pháp bảo tồn văn hóa, ông Mấu Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh đề xuất: Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn văn hóa truyền thống với việc phát triển du lịch. Các cấp, ngành cần tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác văn hóa dân gian để phát triển du lịch.

Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS; có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các nghệ nhân văn hóa bởi hiện nay, phần lớn các nghệ nhân đều đã cao tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; cần bố trí đúng và đủ số lượng cán bộ làm công tác văn hóa ở cấp huyện, cấp xã để có thể đảm đương hiệu quả nhiệm vụ; đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường học để học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình.

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 105.649
Số người trực tuyến
   Hiện có: 7   Khách