A+ A A-   
  27/09/2019 09:03        

Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong xây dựng Nông thôn mới ở Khánh Vĩnh

 Xây dựng nông thôn mới được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mục đích là nhằm hướng đến xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương đó, sau gần 7 năm thực hiện xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt của huyện Khánh Vĩnh đang từng ngày "thay da, đổi thịt"; nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đã huy động được các nguồn lực trong xã hội và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.
     Năm 2011, trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung là năm khởi đầu triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 06/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Chương trình nông thôn mới) giai đoạn 2010 - 2020. Trên địa bàn huyện có 13 xã được triển khai thực hiện; trong đó Sông Cầu được chọn là xã điểm xây dựng Nông thôn mới của huyện với việc phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới vào năm 2015.



Chương trình Nông thôn mới đã cải thiện kết cấu hạ tầng
ở khu vực nông thôn Khánh Vĩnh


      Qua gần 7 năm thực hiện, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân nên, triển khai xây dựng Chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh đã đạt được một số kết quả quan trọng. Bộ mặt nông thôn từng bước được cải thiện; nhiều mô hình sản xuất mới, phương pháp, kỹ thuật sản xuất, trồng trọt được người dân áp dụng bước đầu có hiệu quả, nhiều vườn cây ăn quả đã cho doanh thu tương đối cao, các trang trại chăn nuôi được phát triển và nhân rộng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 9,66 triệu đồng/người/năm đến cuối năm 2015 đạt khoảng 12 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ, hệ thống giáo dục, y tế ngày càng hoàn thiện đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện được giữ vững, không có điểm nóng về dân tộc, tôn giáo, khối đoàn kết giữa các dân tộc được duy trì và phát huy. Cuộc vận động toàn dân "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư" và phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới" được các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung chỉ đạo triển khai, phát động đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, được đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng.



Một điểm trường Mầm non đang được xây dựng mới ở xã Khánh Thành


     Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở Khánh Vĩnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh đến địa phương còn lúng túng; các văn bản hướng dẫn của các sở, ban ngành còn chậm và có sự thay đổi nên trong quá trình triển khai thực hiện ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các xã trên địa bàn huyện (kể cả các xã điểm) đều có điểm xuất phát thấp, nhất là kết cấu hạ tầng - xã hội chưa đảm bảo nên nhu cầu nguồn lực đầu tư khá lớn trong khi đó việc phân bổ nguồn vốn ngân sách hàng năm từ trung ương, tỉnh, huyện và huy động các nguồn đóng góp trong nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế triển khai chưa hiệu quả; việc xây dựng các mô hình sản xuất tập trung triển khai còn gặp nhiều bất cập; một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên đã tác động không nhỏ đến tiến độ xây dựng nông thôn mới của địa phương.
     Trong thời gian tới, để tiếp tục hoàn thành các mục tiêu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu theo kế hoạch đến năm 2020 có 2/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tất cả 19 tiêu chí) và các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên; bên cạnh việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình hạ tầng phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn; đầu tư có trọng tâm các công trình giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi phục vụ xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn; chú trọng đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện khu vực nông thôn; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và quản lý... thì công tác tuyên truyền, vận động phải được đặt lên hàng đầu, phải đi trước một bước và phải được triển khai theo lộ trình, xác định từng nội dung, cách thức triển khai cụ thể trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể. Song song với các giải pháp đó là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới như tiếp tục củng cố và kiện toàn hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, Ban quản lý xã và Ban phát triển thôn; có kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, tập trung đi sâu vào công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Hình thành vùng chuyên canh và xác định cây trồng chủ lực mà địa phương có lợi thế để xây dựng và phát triển thương hiệu; đồng thời đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống, xây dựng các Tổ hợp tác sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và cải thiện đời sống người nông dân. Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ để khai thác có hiệu quả những thế mạnh của địa phương. Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể địa phương trong giám sát, đánh giá, phản biện xã hội trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo bền vững; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân... Qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở Khánh Vĩnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đã đề ra.

Trần Phong

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 145.823
Số người trực tuyến
   Hiện có: 12   Khách