A+ A A-   
  13/12/2019 00:00        

HỒ SƠ THAM DỰ GIẢI THƯỞNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VIỆT NAM VIET NAM DIGITAL AWARDS 2019

BÁO CÁO KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

CHUYỂN ĐỔI SỐ XUẤT SẮC

 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KHÁNH VĨNH

 

  1. Giải pháp ứng dụng công nghệ số:

Việc giải quyết công việc trong cơ quan nhà nước sử dụng trao đổi bằng văn bản giấy là chủ yếu giữa các cơ quan, hành chính nhà nước. Thực hiện trao đổi văn bản theo phương thức cũ gây tốn nhiều chi phí về in ấn và phát hành văn bản. Cuối năm 2014 thực hiện theo kế hoạch triển khai UBND tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh bắt đầu triển khai việc sử dụng hệ thống quản lý văn bản trong cơ quan hành chính nhà nước. Trong 1 năm đầu triển khai việc sử dụng hệ thống quản lý văn bản chưa thực sự hiệu quả trong cơ quan nhà nước. Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là công nghiệp thông tin vào trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đặc biệt trong hành chính nhà nước. Nhận thức được điều này, lãnh đạo cấp ủy Đảng, UBND huyện Khánh Vĩnh đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất và hiệu quả nhất, tuyên truyền đến các cán bộ, công chức trên địa bàn toàn huyện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước. Chuyển đổi phương thức làm việc truyền thống sang phương thức điện tử.

Bên cạnh việc chuyển đổi phương thức làm việc sang điện tử không những tăng cường hiệu quả công việc mà UBND huyện Khánh Vĩnh vận dụng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân làm giảm thời gian đi lại và chi phí giấy tờ cho người dân.

Việc áp dụng Phần mềm một cửa với 03 nền tảng là Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; các quy trình được chuẩn hóa phù hợp với các quyết định công bố thủ tục hành chính, tính tương thích giữa thủ tục hành chính, quy trình thực tế với phần mềm; thực hiện số hóa toàn bộ văn bản đầu vào, đầu ra và kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm một cửa đã nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua môi trường mạng, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với cơ quan nhà nước.

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường sử dụng hệ thống thông tin dùng chung trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Khánh Hòa. Trong đó Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh chú trọng việc triển khai hệ thống Một cửa điện tử phục vụ việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC của công dân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại.

Trên phương diện triển khai hệ thống Một cửa điện tử đồng thời thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của huyện Khánh Vĩnh, hệ thống đài truyền thanh các địa phương. Thực hiện in các băng rôn, khẩu hiệu treo tại trụ sở và các tuyến đường của địa phương. Thành lập đội thanh niên tình nguyện tại địa phương hướng dẫn các tổ chức, công dân đến tham gia giải quyết thủ tục hành chính.

Xây dựng chuyên trang cải cách hành chính Trên trang thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ http://khanhvinh.khanhhoa.gov.vn/ kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác triển khai hệ thống Một cửa điện tử.

2. Đơn vị cung cấp giải pháp:

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

3. Công năng/chức năng và hiệu quả ứng dụng của sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số.

Huyện Khánh Vĩnh có hạ tầng giao thông, điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn. Khoảng cách giữa các xã và trung tâm huyện dao động từ 7 đến 20 km, vì vậy việc luân chuyển văn bản, hồ sơ giữa UBND xã, các cơ quan chuyên môn thuộc huyện và các cơ quan, đơn vị ngành dọc gặp nhiều khó khăn. Hầu như công chức xã phải di chuyển giữa nơi làm việc đến UBND huyện hàng ngày gây hạn chế trong việc xử lý công việc chuyên môn. Vì vậy, đòi hỏi việc chuyển đổi phương thức làm việc sang hình thức điện tử và triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính rất cần thiết. Đề thực hiện được điều này đòi hỏi các tính năng của phần mềm phải thật sự tiện ích và hiệu quả trong quá trình khai thác và sử dụng.

Hệ thống quản lý văn bản có nhiều tính năng đảm bảo đám ứng được nhu cầu sử dụng của cán bộ, công chức khi tham gia tác nghiệp.

Nhóm tính năng quản lý, điều hành:

- Quản lý văn bản: kiểm soát và lưu hết toàn bộ quá trình xử lý văn bản đến, văn bản đi, văn bản trình ký, văn bản nội bộ của đơn vị. Lãnh đạo đơn vị/phòng ban có thể chỉ đạo, điều hành xử lý các công việc trực tiếp trên phần mềm thông qua môi trường mạng.

- Quản lý công việc: Tính năng này giúp Lãnh đạo đơn vị/phòng ban dễ dàng tạo, quản lý công việc giao cho nhân viên thực hiện. Qua đó, có thể nắm bắt được tiến độ xử lý các công việc và kịp thời chỉ đạo, điều hành.

- Quản lý lịch làm việc: Quản lý lịch làm việc tuần, tháng, của cấp huyện.

Tính năng quản lý lưu trữ tài liệu:

- Quản lý hồ sơ công việc: quản lý toàn bộ các hồ sơ tài liệu lưu trữ trên hệ thống, cho phép phân quyền quản lý, cập nhật, khai thác, tìm kiếm… đến từng hồ sơ, thư mục, tài liệu trong hồ sơ.

- Quản lý kho thư viện tài liệu dùng chung: quản lý, chia sẻ cho cá nhân/nhóm cá nhân/đơn vị các tài liệu quy định, chính sách, quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu…

Các tính năng tích hợp:

- Phiên bản phần mềm trên các thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng…).

- Tích hợp chức năng chữ ký số, sẵn sàng tích hợp và sử dụng khi đơn vị đăng ký chữ ký số.

Thời gian đầu thực hiện triển khai hệ thống quản lý văn bản chưa thực sự hiểu quả do cán bộ công chức chưa nhìn thấy được các tính năng có ích của phần mềm khi sử dụng. Qua công tác triển khai và sử dụng các cán bộ công chức trên địa bàn toàn huyện đã dần nhìn thấy các tính năng có ích của phần mềm và giúp các cán bộ công chức quản lý tốt công việc của cá nhân. Phần mềm giúp thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các phòng ban quản lý công việc đầu và đầu ra của từng công việc. Quản lý quá trình xử lý công việc đồng thời xác định được trách nhiệm của từng cán bộ công chức khi được phân công nhiệm vụ. Khi sử dụng hệ thống quản lý văn bản tiết kiệm được nhiều chi phí in ấn, phát hành văn bản, chi phí sửa chữa, bảo trì các thiết bị, đặc biệt rất thuận tiện trong việc tra cứu văn bản, tư liệu. Đồng thời, nâng cao năng lực và trình độ cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác chuyên môn trong việc xử lý, quản lý văn bản đến và đi phục vụ công việc.

Triển khai Hệ thống Một cửa điện tử thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện với các chức năng của hệ thống thuận tiện cho cán bộ công chức trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Kiểm soát được hồ sơ đầu vào của tổ chức, công dân nhằm hạn chế tình trạng gây nhũng nhĩu, phiên hà đến các tổ chức, công dân khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính. Mặc khác giúp cán hộ công chức thuận tiện trong công tác quản lý hồ sơ và tìm kiếm dữ liệu. Ngoài ra phần mềm có tính năng cho các tổ chức, công dân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3 theo danh mục TTHC do UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành mà không phải đến các cơ quan nhà nước thực hiện.

Trong bối cảnh điều kiện hạ tầng giao thông, đi lại khó khăn làm chi phí đi lại, sao lưu luân chuyển hồ sơ không thuận lợi. Vì vậy, huyện đã quyết tâm, chủ động liên thông giải quyết TTHC trên phần mềm Một cửa điện tử mang lại những lợi ích trực tiếp cho người dân, góp phần thực hiện tốt công tác “Dân vận chính quyền” như vận động người dân nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4; xây dựng chính quyền điện tử, liêm chính, hành động, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân; giảm số giấy tờ phải nộp cho người dân thông qua việc gộp các tờ khai lĩnh vực đất đai, thuế; thực hiện liên thông hoàn toàn trên phần mềm Một cửa điện tử đối với thủ tục “3 trong 1” đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế; là địa phương đầu tiên trong toàn tỉnh đề xuất, được UBND tỉnh cho phép thí điểm phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực cư trú thuộc thẩm quyền giải quyết của công an cấp xã.

Đối với nội bộ cơ quan nhà nước, việc hiện đại hóa nền hành chính, đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm dùng chung như E-Office, Một cửa, Nhắc việc đã tạo lập một kênh chỉ đạo điều hành thông suốt, đảm bảo các công việc được triển khai đầy đủ, đúng hạn, giúp tăng cường hiệu quả chuyên môn của cơ quan hành chính, từ đó tạo động lực từ bên trong, giúp hệ thống vận hành hiệu quả, thông suốt, làm tiền đề để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội huyện nhà.

4. Kênh thông tin truyền thông của sản phẩm thường xuyên sử dụng để quảng bá, marketing sản phẩm:

Việc triển khai sử dụng hệ thống quản lý văn bản trong cơ quan hành chính nhà nước được lãnh đạo UBND cấp huyện quán triệt, chỉ đạo tại các cuộc họp. Đồng thời, chỉ đạo lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị quán triệt chặt chẽ việc sử dụng hệ thống văn bản trong các cuộc họp giao ban; đồng thời, quán triệt, kiểm soát chặt chẽ từng khâu, từng bước, trong quá trình thực hiện tham mưu văn bản.

Thực hiện xây dựng chuyên mục “Cải cách hành chính” trên Trang thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ http://khanhvinh.khanhhoa.gov.vn/; thực hiện liên kết với Trung tâm Dịch vụ hành chính công tỉnh Khánh hòa. Tháng 8/2018 huyện Khánh Vĩnh thực hiện thí điểm vận hành Trung tâm Dịch vụ hành chính công tỉnh Khánh Hòa. Treo băng rôn tại trụ sở, tuyến đường trên địa bàn huyện, đồng thời gửi các thông tin về Trung tâm Dịch vụ hành chính công đến khách hàng có giao dịch nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua email và thông tin đến khách hàng khi giao dịch trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả.

5. Sự nổi trội, tính năng sáng tạo và đột phá trong hoạt động chuyển đổi số của sản phẩm hiện tại so với trước khi chưa áp dụng việc chuyển đổi số:

Năm 2014, Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh bắt đầu triển khai việc sử dụng Phần mềm quản lý văn bản E-Office trên địa bàn toàn huyện. Để các cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện tiếp cận và sử dụng được Phần mềm E-Office, UBND huyện Khánh Vĩnh đã tổ chức các lớp tập huấn triển khai, hướng dẫn sử dụng phần mềm E-Office. Từ năm 2014 đến nay, huyện Khánh Vĩnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị tại địa phương nhằm đẩy mạnh việc sử dụng và trao đổi văn bản giữa các cơ quan nhà nước trên hệ thống Quản lý văn bản E-Office.

Việc sử dụng hệ thống Quản lý văn bản E-Office được triển khai tại các cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc của huyện cuối năm 2014. Năm 2015, mở rộng phạm vi triển khai đến các đơn vị sự nghiệp và UBND các xã, thị trấn, đến năm 2016 việc sử dụng hệ thống E-Office triển khai cho các đơn vị ngành dọc trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Đến năm 2017, thực hiện triển khai đến các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

Trong những năm đầu triển khai sử dụng hệ thống Quản lý văn bản E-Office còn hạn chế tỷ lệ văn bản số hóa, lưu trữ, luân chuyển và trao đổi văn bản điện tử chỉ đạt tỷ lệ 30% - 40% do việc nhận thức và thụ động của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn. Gắn kết với công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, UBND huyện quán triệt, chỉ đạo và xác định vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện. Việc tăng cường, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực. Tháng 3/2016, UBND huyện Khánh Vĩnh chỉ đạo tất cả các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện thực hiện gửi nhận giấy mời bằng văn bản điện tử và thực hiện gửi các văn bản hoàn toàn trên mạng theo danh mục văn bản quy định tại Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Cuối năm 2016,  tỷ lệ văn bản đi, đến được số hóa, lưu trữ trên hệ thống E-Office đạt 98%, phát hành văn bản trên môi trường mạng đạt 50% và văn bản phát hành thực hiện ký số của các cơ quan, đơn vị đạt 21%. Việc tham mưu và xét duyệt văn bản trên hệ thống quản lý văn bản E-Office chỉ đạt 50% của quy trình xử lý công việc. Đến năm 2017 và 2018 tất cả các văn bản được nhận từ các cơ quan, đơn vị được tiếp nhận và luân chuyển lãnh đạo xử lý; đồng thời chỉ đạo các cán bộ, công chức, viên chức xử lý và tham mưu và lãnh đạo thực hiện xét duyệt trên hệ thống tỷ lệ văn bản. Tỷ lệ văn bản được số hóa, luân chuyển, tham mưu, xét duyệt trên hệ thống Quản lý văn bản E-Office đạt 100% và tỷ lệ văn bản điện tử được ban hành có thực hiện ký số của cơ quan và lãnh đạo trên địa bàn toàn huyện đạt tỷ lệ 98%.

Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh xác định việc đưa vào sử dụng phần mềm Quản lý văn bản E-Office sẽ thay đổi về cách thức làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và của cơ quan nhà nước, giúp nâng cao hiệu quả công tác điều hành tác nghiệp trong nội bộ và công việc chuyên môn, tăng tiến độ giải quyết, đồng thời kiểm soát được kết quả, thời hạn giải quyết công việc, thực hiện có hiệu quả theo tinh thần của Chỉ thị số 15 ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh đã triển khai tốt phần mềm Quản lý văn bản và điều hành. Thực hiện trao đổi văn bản trên môi trường mạng đến 13 cơ quan chuyên môn, 10 đơn vị sự nghiệp, 14 UBND các xã, thị trấn và 18 cơ quan, đơn vị ngành dọc và 40 đơn vị trường học đóng trên địa bàn huyện và đã thực hiện tập huấn cho tất cả các cán bộ công chức, tỉ lệ trao đổi văn bản điện tử hiện nay trên địa bàn toàn huyện đạt 100%.

Năm 2015, kết quả xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin đạt 64%, xếp loại trung bình, đứng vị trí 8/8 huyện, thị xã, thành phố. Năm 2016 với sự nổ lực của các cấp ủy, đảng, cán bộ, công chức trên địa bàn toàn huyện, kết quả xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của huyện Khánh Vĩnh cải thiện và nâng chỉ số cao hơn so vơi năm 2015 là 22.2% với tỷ lệ đạt được 86,2% đứng vị trí thứ 5/8 huyện, thị xã, thành phố. Không ngừng nổ lực, phấn đấu thực hiện triển khai các giải pháp, phương án có hiệu quả đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trên địa bàn toàn huyện. Năm 2017 – 2018 kết quả xếp hạng mức độ UDCNTT đứng 1/8 huyện thị, xã thành phố với tỷ lệ đạt được 94,9% và 95,4%.

Để đảm bảo công tác triển khai hệ thống Một cửa đi vào vận hành có hiệu qua, Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh thực hiện rà soát thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện xây dựng các quy trình giải quyết thủ tục hành chính dựa trên hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, chủ động cập nhật vào phần mềm Một cửa điện tử. Thực hiện theo dõi, bám sát các văn bản của tỉnh về sửa, đổi bổ sung các TTHC của tất cả các lĩnh vực. Kịp thời cập nhật lên Phần mềm Một cửa điện tử đáp ứng nhu cầu giải quyết TTTHC của công dân. Thực hiện xây dựng 281 Quy trình ISO về việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện và cập nhật lên phần mềm Một cửa để đưa vào sử dụng. Áp dụng toàn bộ TTHC lĩnh vực công an, kể cả công an chính quy cấp xã sử dụng phần mềm Một cửa, thực hiện liên thông hoàn toàn qua mạng trong việc giải quyết TTHC “3 trong 1”, đất đai, thuế, tài chính kế hoạch, lao động thương binh và xã hội. Đồng thời, triển khai Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đến toàn bộ UBND các xã, thị trấn trong năm 2016.

Năm 2015, toàn huyện Khánh Vĩnh chưa sử dụng phần mềm Một cửa trong giải quyết TTHC, vì  Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ công nhận số liệu trên phần mềm Một cửa tích hợp với phần mềm Kiểm soát thủ tục hành chính, số liệu về kết quả giải quyết được đăng tải công khai theo thời gian thực trên cổng thông tin CCHC của tỉnh nên trong năm 2015 toàn huyện không phát sinh hồ sơ dù có giải quyết hồ sơ giấy. Đầu năm 2016,  UBND huyện Khánh Vĩnh thành lập Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả huyện Khánh Vĩnh. Đồng thời, triển khai đồng bộ đến UBND các xã, thị trấn xây dựng, đầu tư Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã.

Tháng 2/2016, huyện Khánh Vĩnh thực hiện sử dụng phần mềm Một cửa để tiếp nhận và giải quyết toàn bộ 100% TTHC. Cùng với việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:2008, toàn bộ quá trình giải quyết hồ sơ trên phần mềm Một cửa điện tử trùng khớp với quá trình giải quyết hồ sơ thực tế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến khi tham gia giải quyết TTHC bằng các hình thực như tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh địa phương, thực hiện cấp phát tờ rơi hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Thành lập các đội thanh niên tình nguyện tại địa phương hướng dẫn tổ chức, công dân khi tham gia giải quyết các TTHC.

Năm 2016, toàn huyện đã tiếp nhận 20.695 hồ sơ, đã giải quyết 20.601 hồ sơ (99,55 %), trong đó trước hạn 19.423 hồ sơ (94,28 %), đúng hạn 689 hồ sơ (3,34%), trễ hạn 488 hồ sơ (2,37%), đang giải quyết 94 hồ sơ (0,45%). Việc giải quyết TTHC thực hiện hoàn toàn trên phần mềm Một cửa điện tử, tỷ lệ hồ sơ trễ hạn thấp, đạt 2,37 %, thấp hơn mức cam kết với UBND tỉnh (10%). Trong đó thực giải quyết 121 hồ sơ trực tuyến mức độ 3, gồm cấp huyện 80 hồ sơ, cấp xã 41 hồ sơ.

Năm 2018, tiếp tục công bố và thực hiện tiếp nhận qua mạng, giải quyết TTHC qua mạng internet mức độ 3, 4 với 21 TTHC theo công bố danh mục TTHC tiếp nhận qua internet mức độ 3, 4 của UBND tỉnh. Tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết qua mạng internet đạt 70,7% vượt 50,7% so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao.

Năm 2015, do không nộp hồ sơ cho Hội đồng thẩm định chỉ số CCHC tỉnh, UBND huyện xếp loại yếu, chỉ số 0%. Qua năm 2016 chỉ số tăng vượt bậc, đạt 85,35% vừa đạt ngưỡng xếp loại tốt, xếp thứ 2 khối huyện. Qua năm 2017, chỉ số CCHC tăng 4,85% đạt 90,20%, xếp loại tốt, dẫn đầu khối huyện. Đến năm 2018 chỉ số CCHC tiếp tục tăng nhẹ 1,11% đạt 91,31%, giữ vững vị trí đứng đầu. Số liệu phân tích cho thấy chỉ số CCHC trong giai đoạn 2016-2018 tăng trung bình 1,9% một năm.

Chỉ số hài lòng đối với sự phục vụ của UBND huyện và các cơ quan chuyên môn tăng qua các năm. Năm 2015, đạt 74,84%, không đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao (75%), năm 2016 đạt 78,51%, đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Năm 2017 đạt chỉ số cao nhất 90,30%, đến năm 2018 giảm xuống còn 89,11%. Tuy chỉ số có giảm nhưng vẫn xếp loại tốt theo thang đo và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao (78%) và kế hoạch của UBND huyện (80%).

Năm 2017, là địa phương đầu tiên thực hiện liên thông thành công trên phần mềm Một cửa với các lĩnh vực thủ tục đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT, lao động thương binh và xã hội, đất đai, tài chính kế hoạch, thuế.... Tính đến tháng 5/5018 thực hiện tiếp nhận và giải quyết liên thông thành công 1.511 hồ sơ.  Tỉ lệ hồ sơ mức độ 3 tăng cao; hồ sơ mức độ 4 mặc dù, không được UBND tỉnh giao chỉ tiêu nhưng trong năm huyện đã phát sinh 3 hồ sơ mức độ 4 thủ tục đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường, việc này tạo thuận lợi rất nhiều cho người dân. Đặc biệt thực hiện thí điểm thành công việc đơn giản hóa TTHC lĩnh vực cư trú thuộc thẩm quyền giải quyết của công an cấp xã, được UBND tỉnh chỉ đạo nhân rộng toàn tỉnh.

Từ năm 2016 – 2018, toàn huyện Khánh Vĩnh đã tiếp nhận 4.363 hồ sơ, đã giải quyết 53.558 hồ sơ (98,45%), trong đó trước hạn 51.492 hồ sơ (96,29%), đúng hạn 1.464 hồ sơ (2,6%), trễ hẹn 601 hồ sơ (1,02%). Việc giải quyết TTHC thực hiện hoàn toàn trên phần mềm Một cửa điện tử, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn thấp, đạt 1,02%.

Lưu ý: Hội đồng sơ tuyển có thể đi thẩm định thực tế).

6. Các thông tin khác về sản phẩm và doanh nghiệp:

a. Kết quả, Dự kiến/kế hoạch tăng trưởng, phát triển hoạt động chuyển đổi số đã và đang thành công của doanh nghiệp.

Năm 2015, huyện Khánh Vĩnh xếp vị trí 8/8 về Ứng dụng công nghệ thông tin. Năm 2016 Kết quả xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin đạt 86,2% đứng vị trí thứ 5/8 huyện thị, xã thành phố. Năm 2017 – 2018, kết quả xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT dẫn đầu trên 8 huyện thị, xã thành phố với tỷ lệ đạt được 94,9% và 95,4%.

Năm 2015, do không nộp hồ sơ cho Hội đồng thẩm định chỉ số CCHC tỉnh, UBND huyện xếp loại yếu, chỉ số 0%. Qua năm 2016, chỉ số tăng vượt bậc, đạt 85,35% vừa đạt ngưỡng xếp loại tốt, xếp thứ 2 khối huyện. Qua năm 2017, chỉ số CCHC tăng 4,85% đạt 90,20%, xếp loại tốt, dẫn đầu khối huyện. Đến năm 2018, chỉ số CCHC tiếp tục tăng nhẹ 1,11% đạt 91,31%, giữ vững vị trí đứng đầu. Số liệu phân tích cho thấy chỉ số CCHC trong giai đoạn 2016-2018 tăng trung bình 1,9% một năm.

Trong năm 2019 và các năm tiếp theo tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi và xử lý văn bản. 100% văn bản được số hóa, luân chuyển và xử lý trên môi trường mạng. Tỷ lệ văn bản được tham mưu và xét duyệt và thực hiện ký số trên văn bản khi trao đổi trên môi trường mạng đạt 100%; 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử. Duy trì việc tạo lập và số hóa lưu trữ hồ sơ, thực hiện lưu trữ kết quả giải quyết thủ tục hành chính của công dân trên hệ thống một cửa, 100% dữ liệu hồ sơ giải quyết TTHC được cập nhật.

Tuyên truyền đến các tổ chức, công dân tham gia giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 đạt và vượt tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 so với chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm. Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ ổn định việc sử dụng các phần mềm dùng chung và hệ thống thông tin phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực.

b. Sự hài lòng của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ của doanh nghiệp, tình hình khiếu kiện,…

Chỉ số hài lòng đối với sự phục vụ của UBND huyện và các cơ quan chuyên môn tăng qua các năm. Năm 2015, đạt 74,84%, không đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao (75%), năm 2016 đạt 78,51%, đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Năm 2017, đạt chỉ số cao nhất 90,30%, đến năm 2018 giảm xuống còn 89,11%. Tuy chỉ số có giảm nhưng vẫn xếp loại tốt theo thang đo và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao (78%) và kế hoạch của UBND huyện (80%). Đối với cấp xã, chỉ số hài lòng trung bình tăng dần qua các năm: năm 2016 đạt 73,60%, 2017 đạt 83,61% và năm 2018 đạt 87,68%.

c. Cam đoan về báo cáo

Trên đây là nội dung báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh tham gia giải thưởng chuyển đổi số hạng mục cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc về triển khai hệ thống quản lý và điều hành, trao đổi văn bản điện tử, chuyển đổi phương thức làm việc của cơ quan nhà nước và triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, gắn kết với công tác cải cách hành chính. Các số liệu báo cáo được thống kê từ phần mềm quản lý văn bản E-Office, một cửa điện tử (2016-8/2018), dịch vụ công trực tuyến và thẩm định, đánh giá từ cấp tỉnh từ năm 2016-2018./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 117.356
Số người trực tuyến
   Hiện có: 7   Khách