A+ A A-   
  26/02/2020 10:41        

Mùa đi bẻ cây đót ở các xã Cánh Tây Khánh Vĩnh

Với đồng bào miền núi tại Khánh Vĩnh, đi bẻ đót được xem là nghề “thời vụ” mang lại nguồn thu nhập giải quyết khó khăn lúc nông nhàn. Năm nào cũng vậy cứ đến khoảng tháng giêng, bắt đầu mùa xuân là bà con lại sắp xếp hành trang lên rừng tìm đót để mang về bán kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Không dễ dàng như người ta nghĩ, để kiếm được những cây đót từ rừng bây giờ, họ phải đi xa hơn, vào rừng sâu hơn, phải lội suối, băng rừng, đối diện với bao khó khăn như: Đường trơn trượt, dễ ngã, gặp phải nhiều loài rắn rít nguy hiểm. Nhưng, để vượt qua khó khăn, có thu nhập họ phải bất chấp tất cả để kiếm được cây đót mang về bán lại cho tư thương.

Như bao nhiêu người dân địa phương các xã cánh Tây của huyện miền núi Khánh Vĩnh; vào mỗi dịp mùa đót về, ông Hà Choa sinh năm 1970, ở thôn Gia Rít, xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh đã phải dậy từ rất sớm; chuẩn bị các dụng cụ như rựa, gùi, đồ ăn để mang theo; vượt hàng km đường để lên rừng thu bẻ đót. Ông Hà Choa cho biết: Đi bẻ đót bây giờ khổ lắm, phải đi xa mới có, phải dậy từ sáng sớm để đi và tối sẫm mới về, mới mong có nhiều đót để bán. Nguy hiểm lắm, nhiều lúc gặp phải rắn rít, té ngã… Vừa nói ông vừa chỉ cho tôi thấy vết cứa chảy máu tay mà do lá đót sắc cạnh cứa phải từ việc bẻ những cây đót.

Bây giờ, để kiếm được những cây đót họ phải lên tận những cánh rừng xa vùng dân cư hơn; mentheo con đường Quốc lộ 27C lên Đà Lạt, sau  đó họ vào  những vùng rừng dọc hai bên con đèo Hòn Giao thuộc xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh. Vất vả, khó khăn là vậy nhưng bà con ở đây vẫn xem đi bẻ đót là một nghề khi đến mùa đót và nó đã đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con.Tại các xã Cánh Tây của huyện Khánh Vĩnh, mùa đót năm nay một ngày người dân đi bẻđược từ 30 bó- 50 bó đót tươi/ ngày, một bó tùy kích cỡ khoảng từ 15 đến 20 đọt đót, khiđem về tại địa điểm thu mua, họ bán được bình quân từ 3.000bó đót tươi. Nếu người đi bẻ đót gặp được cánh rừng nhiều đót và có sức khỏe để bẻthì sẽ mang về nhiều cây đót hơn trong ngày và họ có thể kiếm được số tiền kha khá khoảng từ 150 nghìn đến 200 nghìn đồng. Những người đi bẻ đót đều được người mua thu gom hết, trả tiền tận tay; từ đây họ có tiền để mua các nhu yếu phẩm và trang trãi thêm cho cuộc sống hàng ngày.

Ông Hà Choa đang bó những cây đót vừa bẻ được để mang về bán kiếm tiền tảng trãi cuộc sống

Không chỉ người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đi hái đót có thu nhập, mà cũng có những hộ đồng bàocó khả năng và chút kiến thức buôn bán thì họ có thể lập điểm thu mua đót để sang lại cho các thương lái miền xuôi, kiếm thêm khoản thu nhập đáng kể. Như hộ gia đình anh A Noa và chị Cao Thị Mà Lính ở thôn Gia Lố xã Giang Ly, đã hai năm nay cứ đến mùa đót là vợ chồng anh thu mua lại của người dân đi hái đót trên rừng, sau đó phơi khô để bán lại cho các tư thương miền xuôi; từ khoản thu nhập này anh có thêm nguồn chi cho sinh hoạt mỗi ngày và có thêm tiền để mua sách vở, quần áo mới đến trường cho các con. Anh A Noa cho biết: Khi người dân đi hái đót về thì mình mua lại của họ, sau đó tiến hành phơi, nếu 3 ngày nắng tốt là đót khô, sau đó lại phải lột những nang vỏ để chỉ còn lại cành đót, rồi bó lại và chờ thương lái ở miền xuôi lên thu mua lại, giá bỏ cho họ dao động khoảng từ 15.000đ đến 20.000đ/ kg đót. Anh chia sẽ thêm:làm công việc này không dễ dàng gì, đôi khi thu mua lại, xong đem phơi nếu gặp mưa mà không thu dọn kịp, đót sẽ thối, thương lái không thu mua xem như lỗ vốn.

Anh A Noa- xã Giang Ly, Khánh Vĩnh đang bó lại thành bó những cây đót vừa mới phơi khô để bán lại cho tư thương miền xuôi

Còn Bà Huỳnh Thị Hoàng Mơ, người làm nghề thu mua đót ở thôn Bố Lang, xã Sơn Thái    cho biết: Vào mùa này là tôi lại tiến hành thu mua đót của bà con, sau đó lột vỏ ra sạch sẽ rồi đem phơi khô rồi mới bó lại, phải phơi thiệt khô, cây trắng sạch thì họ mới mua. Cái nghề đi lấy cây đót này người ta khổ lắm,đi bẻ đót phải vào rừng sâu, trèo đèo, lội suối mới thu được những bông đót đẹp, đúng chất lượng.  Hơn 20 năm làm nghề này, cứ đúng vào mùa tôi lại thu mua cho bà con. Theo bà việc đi bẻ đót này cũng góp phần phòng cháy rừng, vì cây đót nếu khô rất dễ cháy khi gặp lửa như tàn thuốc ai đó hút thuốc vô ý vứt trúng.

Bà Huỳnh Thị Hoàng Mơ, người làm nghề thu mua đót ở thôn Bố Lang, xã Sơn Thái, Khánh Vĩnh đã 20 năm nay

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực các xã phía tây Khánh Vĩnh;hàng chục năm qua, đến mùa hái đót khoảng từ tháng 1 đến tháng 3, họ lại tranh thủ lên rừng thu hái đót, kiếm lộc đầu xuân từ rừng cho.Cứ mỗi mùa xuân về, là họ lại vui mừng chuẩn bị hành trang đi bẻ đót, không phải vì nghề cho thu nhập cao, đối với họ việc đi bẻ cây đót trên rừng còn được xem là một nghề quen và yêu thích.

                                                                                                                                                                                             Thế Tài

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 144.318
Số người trực tuyến
   Hiện có: 30   Khách