A+ A A-   
  04/06/2020 00:00        

Bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng trong mùa hè

     Mùa hè với thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển, là thời điểm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Có các loại ký sinh trùng phổ biến gây bệnh truyền qua thực phẩm cho người như sau: a míp lỵ, giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá. Các ký sinh trùng nhiễm vào thực phẩm, nước uống được đưa vào cơ thể, phát triển nhân lên, gây bệnh cho người. Bệnh lý xuất hiện do ký sinh trùng kí sinh chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể người hoặc kí sinh lạc chỗ gây tổn thương các cơ quan, tổ chức trong cơ thể; các chất chuyển hóa của ký sinh trùng làm rối loạn chức năng, tổn thương cơ quan trong cơ thể.

     Tất cả những ký sinh trùng đều có khả năng ở trong đường tiêu hóa của người bệnh ở dạng ký sinh trùng trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng và lây bệnh cho người khác sau khi nhiễm phải chúng (trứng hoặc ấu trùng) qua đường tiêu hóa.

Con đường nhiễm ký sinh trùng qua thực phẩm.

     Những người chế biến thức ăn thường không biết chính mình làm ô nhiễm thực phẩm, do vậy ký sinh trùng vẫn tiếp tục được thải ra môi trường làm ô nhiễm thực phẩm. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh truyền qua đường thực phẩm.

     Nguyên tắc, biện pháp phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng:

     - Ký sinh trùng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng. Ký sinh trùng sẽ bị giết chết khi đun ở nhiệt độ trên 70 độ C. Do đó ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh cá nhân, đảm bảo các yêu tố về an toàn thực phẩm phòng được các bệnh qua đường thực phẩm do ký sinh trùng.

     - Người dân cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông; diệt ruồi, nhặng, gián là những côn trùng reo rắc mầm bệnh.

     - Người dân cần thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn gồm: chọn thực phẩm an toàn; nấu kỹ thức ăn; ăn ngay thức ăn vừa được nấu chín; bảo quản thực phẩm cẩn thận khi đã nấu chín; đun kỹ thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay sạch khi chế biến thực phẩm; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác; sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh./.

                                          Đặng Tiến Thành – Phòng Y tế huyện Khánh Vĩnh.

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 75.354
Số người trực tuyến
   Hiện có: 13   Khách