A+ A A-   
  18/08/2020 00:00        

Chủ động phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em

      Bệnh Tay - Chân - Miệng (TCM) ở trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Mùa hè là thời điểm bệnh TCM gia tăng nhanh. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ảnh minh họa: Trẻ em bị bệnh TCM

     Bệnh TCM do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh TCM trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi.

     Trẻ mắc TCM ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn... Trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh TCM, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài milimet, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục của trẻ.

     Thông thường, bệnh ở thể nhẹ, hầu như không xuất hiện triệu chứng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cơ thể mắc bệnh TCM do nhiễm virus Enterovirus 71 (EV71), trường hợp này bệnh ở thể nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, do đó, thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Vì vậy, trẻ đã từng mắc bệnh TCM hoàn toàn có nguy cơ tái nhiễm.

     Một số lưu ý cần thực hiện để chủ động phòng bệnh TCM cho trẻ em:

     - Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.

     - Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng. Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ. Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.

     - Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi... Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế... bằng các chất tẩy rửa thông thường.

     - Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị TCM. Trong 10-14 ngày đầu khi nhiễm TCM, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người./.

                                                                      Đặng Tiến Thành - Phòng Y tế

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 136.999
Số người trực tuyến
   Hiện có: 15   Khách