A+ A A-   
  03/12/2020 16:05        

CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH THƯỢNG , KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Khánh Thượng là một xã nằm ở phía tây huyện Khánh Vĩnh, cách trung tâm hành chính huyện Khánh Vĩnh 17 km. Xã Khánh Thượng phía Bắc tiếp giáp xã Khánh Trung, phía Đông tiếp giáp xã Khánh Nam và xã Cầu Bà, phía Nam tiếp giáp xã Giang Ly, xã Liên Sang, phía Tây tiếp giáp tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lâm Đồng. Về tổ chức hành chính, xã có 03 thôn với tổng số dân trong toàn xã có có 629hộ /2411nhân khẩu. Bà con nơi đây chủ yếu là dân tộc thiểu số. Theo thống kê tại thời điểm năm 2019, xã Khánh Thượng có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 95% số dân trên địa bàn xã bao gồm các dân tộc: Kinh, Ê đê, Ra-glai, Mường, Tày, Trin, Hrê sinh sống trên địa bàn, trong đó dân tộc Ra-glai chiếm đa số. Xã có diện tích tự nhiên là 20.962,01 ha, chiếm 17,96% diện tích toàn huyện. Đa số người dân sống bằng nghề nông, lâm nghiệp và làm thuê.  Những năm gần đây, xã đã có những chuyển biến tích cực về cơ sở hạ tầng, về văn hóa xã hội, về trình độ dân trí. Thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào nghề trồng mì, trồng bắp 1 năm/vụ và một số cây ăn quả, việc thu nhập thấp dẫn đến đời sống kinh tế không ổn định. Vì vậy công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn xã Khánh Thượng nói chung và tại trường tiểu học Khánh Thượng nói riêng là hoạt động vô cùng khó khăn và quan trọng thường xuyên được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

Những kết quả tích cực trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Trường tiểu học Khánh thượng

Trường Tiểu học Khánh Thượng được thành lập năm 1977, thuộc huyện Diên Khánh. Đến năm 1985, huyện Khánh Vĩnh được thành lập, Trường thuộc của huyện Khánh Vĩnh do phòng Giáo dục Đào tạo huyện Khánh Vĩnh quản lý trực tiếp. Trường nằm trên địa bàn xã Khánh Thượng là xã miền núi thuộc khu vực III, hầu hết là dân tộc ít người có đời sống kinh tế hết sức khó khăn, nhận thức về việc học tập của con em còn hạn chế. Trường Tiểu học Khánh Thượng có điểm chính đặt tại thôn Suối Cát xã Khánh Thượng, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. Trường có 3 điểm trường với 16 lớp học, điểm xa nhất cách điểm chính khoảng 4km, điểm gần nhất cách điểm chính khoảng 2km. Phía Bắc tiếp giáp xã Khánh Trung, phía Đông tiếp giáp xã Khánh Nam và xã Cầu Bà, phía Nam tiếp giáp xã Giang Ly, xã Liên Sang, phía Tây tiếp giáp tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lâm Đồng.Tính đến năm 2019, Trường Tiểu học Khánh Thượng có 3 điểm trường với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên (kể cả nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu hợp đồng 31/5): 54/36 nữ, tổng số lớp: 16 lớp với 349 học sinh.

Thời gian qua Để tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ lãnh đạo  Nhà trường đã thường xuyên quan tâm nhấn mạnh, đề cao vai trò của công tác phổ cập giáo dục, coi phổ cập giáo dục là nhân tố chìa khóa, là tiền đề, động lực thúc đẩy sự phát triển chung của địa phương. Hàng năm Nhà trường tổ chức tập huấn và cho các giáo viên đi điều tra trẻ từ 6 đến 14 tuổi ở từng hộ dân để nắm được số lượng trẻ chính xác trên địa bàn.  Bố trí giáo viên trực tiếp đến từng hộ gia đình trên địa bàn, ghi phiếu điều tra, lấy chữ ký chủ hộ, chữ ký của Ban nhân dân thôn, xác nhận của chính quyền địa phương, điều tra, nắm chắc số liệu trẻ trong độ tuổi ra lớp, đặc biệt trẻ em 6 đến 14 tuổi. Bên cạnh đó tiến hành thống kê về cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền dưới mọi hình thức, phát thanh tuyên truyền đến từng hộ gia đình có trẻ 6 đến 14 tuổi.

Nhờ sự nổ lực và cố gắng trên, Nhà trường đã xác định được tổng số trẻ điều tra từ 6 đến 14 tuổi ở từng thôn, sau khi đi điều tra Nhà trường đã cập và cập nhập một cách đúng, chính xác số liệu trẻ ra lớp trên địa bàn xã và trẻ xã đi học tại địa bàn khác. Kết quả nhà trường tiến hành lập bảngthống kê trẻ 6 đến 14 tuổi từ năm 2018 đến năm 2020, đây chính là những kết quả quan trọng ban đầu làm tiền đề cơ sở cho công tác phổ cập giáo dục của trường tiểu học Khánh Thượng nói riêng và công tác phổ cập giáo dục tiểu học nói chung của huyện Khánh Vĩnh.

(Trường tiểu học Khánh Thượng - Ảnh Nguyễn Thị Ngọc Lệ)

Bảng thống kê trẻ em 6-14 tuổi phổ cập giáo dục tiểu học tại xã Khánh Thượng

Thời điểm tháng 5 năm 2018; Tiêu chí;  Số lượng:

 Tỉ lệ:  

Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 71 - 100%

 Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 63 - 88.73%

 Trẻ 11 tuổi đang học ở tiểu học: 8 - 11.27%

 Trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 224 - 96.14%

 Trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục: 3 - 100%

Thời điểm tháng 5 năm 2019: Tiêu chí;  Số lượng

 Tỉ lệ

 Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 72 - 100%

 Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 53 - 89.83%

 Trẻ 11 tuổi đang học ở tiểu học: 6 - 10.17%

 Trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 222 - 97.37%

 Trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục: 4 - 100%

Thời điểm tháng 8 năm 2020: Tiêu chí;  Số lượng

 Tỉ lệ

 Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 65 - 100%

 Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 65 - 94.20%

 Trẻ 11 tuổi đang học ở tiểu học: 4 - 5.80%

 Trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 240 - 97.56%

 Trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục: 5 - 100%

Với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao tất cả các ban ngành, đoàn thể trong xã đã vào cuộc cùng với nhà trường nên trong các năm học 2017 – 2018, năm học 2018 - 2019 và năm học 2019 – 2020, việc huy động số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 được duy trì và giữ vững đảm bảo 100%; vận động trẻ từ 11 đến 14 tuổi đảm bảo chỉ tiêu của ngành và hoàn thành chương trình tiểu học chiếm tỉ lệ ngày càng tăng; trẻ khuyết tật trên địa bàn xã cũng được tham gia tiếp cận giáo dục đảm bảo 100%.Để đạt được những kết quả đó, đầu tiên phải nói đến sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền địa phương, sự quyết tâm của cơ sở giáo dục xã Khánh Thượng trong công tác huy động trẻ 6 tuổi đến 14 tuổi đi học. Đặc biệt, cha mẹ học sinh và cộng đồng đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của giáo dục tiểu học, tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường, tay nghề của giáo viên nên đã đồng thuận tạo mọi điều kiện để trẻ được đến trường nhất là luôn phối hợp tốt với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện.

Một số hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác phổ cập giáo dục tại trường tiểu học Khánh Thượng

        Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ vẫn tồn tại những hạn chế nhất định như:Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học cũng như chăm sóc sức khỏe cho con em mình, còn phó thác việc chăm sóc giáo dục cho nhà trường; Chất lượng giảng dạy các môn năng khiếu, dạy học sinh khuyết tật, các hoạt động vui chơi, học tập trải nghiệm của các em học sinh còn hạn chế; Địa bàn xã Khánh Thượng cách trở sông núi, phân bố các điểm trường giữa các điểm trường cách xa nhau; Dân số của địa phương đông nhưng phân bố rải rác nên ảnh hưởng việc đến trường của học sinh nên ngoài việc giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên đi vận động học sinh ra lớp.

Công tác điều tra hộ gia đình còn nhiều bất cập, một số trẻ đã đến tuổi đi học nhưng chưa có giấy khai sinh, chưa có tên trong sổ hộ khẩu, cha mẹ chưa đăng ký kết hôn.Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cũng như đồ dùng, đồ chơi tương  đối đủ nhưng chưa đa dạng phong phú.

(Một buổi dạy của giáo viên trường tiểu học Khánh Thượng - Ảnh Nguyễn Thị Ngọc Lệ)

Nguyên nhân: Đặc thù Địa bàn xã Khánh Thượng tương đối rộng, dân cư sinh sống chưa tập trung, phụ huynh học sinh thường xuyên đi làm và ở trên nương rẫy nên việc triển khai những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phổ cập giáo dục đến với người dân còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất trường lớp chưa có các phòng chức năng nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy các môn năng khiếu, đối tượng học sinh khuyết tật, các hoạt động vui chơi, học tập trải nghiệm của các em học sinh.; điều kiện kinh tế của người dân còn nghèo, nhận thức của người dân trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học còn hạn chế nên chưa nhận thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục con em mình, cùng với đóbản thân các em học sinh chưa xác định được động cơ học tập...

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác phổ cập giáo dục tại trường tiểu học Khánh Thượng thời gian qua: Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các trường đóng chân trên địa bàn về công tác phổ cập. Tổ chức việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; Hằng năm, kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập, có kế hoạch làm việc sáng tạo, phân công nhiệm vụ cho các trường đảm bảo tính khoa học. Tổ chức sơ kết, tổng kết hằng năm để đánh giá công tác phổ cập từ đó đúc rút kinh nghiệm, khắc phục thiếu sót; Có kế hoạch cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng. Phải tập trung nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên cũng như học sinh. Coi công tác xã hội hóa giáo dục và công tác xã hội hội hóa phổ cập giáo dục là một phương án tối ưu để thực hiện thành công công tác phổ cập giáo dục tiểu học; Trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học phải gắn liền với phổ cập trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non. Bởi hiện tại phổ cập giáo dục của 3 cấp có chung một phần mềm nên cần có sự bổ trợ lẫn nhau; Ban phổ cập của các trường phải có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm phổ cập. Luôn coi công tác phổ cập là một việc làm thường xuyên liên tục và mang tính kế thừa vì vậy hiệu trưởng các trường khi phân công cán bộ phụ trách phổ cập của trường nên để một người làm lâu dài không nên thay đổi thường xuyên./.

Tài liệu tham khảo: Bài viết được tổng hợp số liệu, dựa trên tiểu luận TCLLCT-HC (năm 2020) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lệ - Giáo viên trường tiểu học Khánh Thượng

ThS. Trương Khánh Vọng

Giảng viên Trường chính trị tỉnh Khánh Hòa

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 101.552
Số người trực tuyến
   Hiện có: 2   Khách