A+ A A-   
  03/12/2020 16:23        

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHÁNH PHÚ, HUYỆN KHÁNH VĨNH

Khánh Phú là một xã thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh, phía Đông giáp huyện Diên Khánh, phía Tây giáp xã Sông Cầu và xã Khánh Thành, phía Nam giáp huyện Khánh Sơn, phía Bắc giáp xã Sông Cầu. Toàn xã hiện có 4 thôn: Thôn Giang Mương (159 hộ), thôn Nước Nhĩ (151 hộ), thôn Ngã Hai (240 hộ) và thôn Sơn Thành (142 hộ). Xã Khánh Phú là địa phương có thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: Raglay, Tày, Kinh, T’rin, trong đó người Raglay chiếm 83,7% dân số. Một bộ phận đồng bào ở đây theo hai tôn giáo là Thiên chúa giáo (60 hộ) và Tin Lành (68 hộ). Hoạt động tôn giáo ở địa phương cơ bản ổn định, đảm bảo thuần túy và hoạt động theo quy định của pháp luật, không có điểm nóng xảy ra.

Trong nhiều năm qua, Đảng bộ và Chính quyền xã Khánh Phú đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ngày càng đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung, chủ yếu là pháp luật về phòng chống tội phạm, hôn nhân - gia đình, hòa giải ở cơ sở, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, tín ngưỡng, tôn giáo…Về hình thức, phổ biến nhất vẫn là tuyên truyền thông qua hội nghị, cuộc họp, tập huấn, giới thiệu văn bản (hay gọi chung là tuyên truyền miệng pháp luật) và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, xã xác định hình thức tuyên truyền pháp luật qua loa phát thanh đóng vai trò chủ đạo. Song, nếu nhận định tình hình dịch bệnh ở địa phương được kiểm soát tốt, Ủy ban nhân dân xã sẽ tiến hành một số hoạt động tuyên truyền miệng pháp luật cần thiết và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch khi tụ tập đông người.

Ngày 29/7/2020, xã Khánh Phú đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền,phổ biến,giáo dục pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình và các Luật khác có liên quan do đồng chí Phan Viết Hậu - Trưởng phòng Phòng Tư pháp huyện Khánh Vĩnh chủ trì với sự tham gia của 45 người dân địa phương.

Đồngchí Phan Viết Hậu - Trưởng phòng Phòng Tư pháp huyện KhánhVĩnh chủ trì Hộinghịtuyêntruyền, phổbiến, giáo dục pháp luậtngày 29/7/2020 tạixãKhánhPhú

Tháng 7/2020, tôi được Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa giới thiệu về xã Khánh Phú huyện Khánh Vĩnh nghiên cứu thực tế. Nhờ vậy, tôi có cơ hội được tham dự Hội nghị này và được lắng nghe những trao đổi trực tiếp giữa đồng chí Phan Viết Hậu với người dân địa phương.

Cảm nhận đầu tiên của tôi về Hội nghị này là công tác chuẩn bị của địa phương thật sựchu đáo. Điều đó trước hết thể hiện ở khâu bài trí hội trường.Hội trường được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, sắp xếp bàn ghế khoa học, việc trang trí khánh tiết hội trường được chuẩn bị đúng quy định. Tiếp đến là chu đáo trong công tác vận động bà con tham gia hội nghị. Số lượng người dân được vận động là 45 người – một con số khá phù hợp với sức chứa của hội trường. Họ đến đông đủ và khá sớm hơn so với giờ quy định. Cuối cùng là chu đáo trong việc chuẩn bị kịch bản để hội nghị được diễn ra tốt đẹp trong xuyên suốt hai giờ đồng hồ.

Điều này chứng tỏ các cấp lãnh đạo xã Khánh Phú rất quan tâm đến công tác tuyên truyền pháp luật thông qua hội nghị.Qua trao đổi với cán bộ địa phương, tôi được biết lãnh đạo xã yêu cầu công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và tuyên truyền pháp luật thông qua hội nghị nói riêng cần phải được dự trù kế hoạch từ đầu năm, trên cơ sở đó xây dựng chương trình chi tiết triển khai trong năm theo đúng tiến độ, phân công cán bộ phụ trách rõ ràng và yêu cầu phối hợp nhịp nhàng, ăn ý trong công tác chuẩn bị.

Hội nghị này thành công trước hết là nhờ sự đặc biệt quan tâm của các cấp lãnh đạo xã Khánh Phú.Tuy nhiên, đó chỉ là yếu tố tiền đề, vai trò quyết định cho sự thành công ấy nằm ở trình độ, kỹ năng của người cáo cáo viên. Theo như tôi quan sát, phần lớn người dân tham gia hội nghị là đồng bào dân tộc thiểu số. Với đối tượng tuyên truyền đặc biệt như thế này, báo cáo viên không chỉ là người nắm rõ các quy định pháp luật mà còn cần phải am hiểu văn hóa của họ (chủ yếu là văn hóa của người Raglay).

Người dân địa phương tham gia Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 29/7/2020 tại xã Khánh Phú

 Với cương vị là Trưởng phòng Phòng Tư pháp huyện Khánh Vĩnh, việc đồng chí Phan Viết Hậu nắm rõ các quy định pháp luật là điều đương nhiên. Nhưng cái hay của đồng chí mà tôi thấy được tại hội nghị là đồng chí biến ngôn từ mang nặng tính pháp lý thành những điều hết sức dễ hiểu, đơn giản, gần gũibằng những ví dụ minh họa khá thực tế. Để làm được điều này, người báo cáo viên ngoài kỹ năng tuyên truyền tốt còn phải có những hiểu biết sâu rộng về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tiếng nói của người đồng bào tại địa phương.

Sau khi tham dự Hội nghị này, và cùng một số thông tin thu thập được qua trao đổi với cán bộ xã, tôi nhận thấy rằng về tổng quan công tác tuyên truyền pháp luật thông qua hội nghị của xã Khánh Phú đã thực hiện rất tốt. Tuy nhiên,theo quan điểm cá nhân tôi, nó sẽ thật sự hoàn thiện nếu được chú trọng đầu tư ở hai điểm sau đây:

Một là, xây dựng nội dung hội nghị mang tính chuyên đề hơn, tức là chọn một hoặc một số nhóm quy phạm pháp luật nhất định điều chỉnh quan hệ xã hội đang có diễn biến phức tạp tại địa phương (ví dụ: chế định kết hôn hoặc chế định ly hôn hoặc chế định tài sản trong thời kỳ hôn nhân…) và cung cấp thông tin đến người nghe theo chiều sâu, chứ không đơn thuần là chiều rộng. Thông thường, thời gian diễn ra hội nghị tầm 2 - 3 giờ đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó, việc truyền tải nội dung của một văn bản pháp luậtđể người nghe hiểu tường tận và ứng dụng nó vào đời sống thực tế là rất khó khăn.Và đặc biệt khó khăn hơn nữa với xã Khánh Phú khi mà đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp chiếm số đông.

Hai là, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thuyết trình, dẫn chứng, minh họa hình ảnh để bài giảng của báo cáo viênthêm sinh động, dễ hiểu, tăng tínhthuyết phục và hơn hết là đọng lại nhiều thông tin trong lòng người nghe.Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía.Thứ nhất, bản thân báo cáo viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ công nghệ thông tin của mình.Thứ hai, địa phương cần trang bị các phương tiện hỗ trợ cần thiết cho báo cáo viên như máy chiếu hoặc tivi.Thực trạng là xã chưa có các thiết bị hỗ trợ này.Bởi vì, Khánh Phú vẫn còn là một xã miền núi tồn tại nhiều khó khăn, nguồn tài chính tập trung cho các trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

Rất mong trong tương lai không xa, địa phương có thể tự mua sắm được các thiết bị này hoặc vận động các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyên truyền pháp luật thông qua hội nghị.

ThS. Nguyễn Thị Trà My 

Giảng viên Trường chính trị tỉnh Khánh Hòa

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 103.666
Số người trực tuyến
   Hiện có: 25   Khách