A+ A A-   
  04/12/2020 00:00        

Tính ưu việt của hoạt động hòa giải ở cơ sở và thực trạng công tác này tại huyện Khánh Vĩnh

          Hiện nay, nước ta có rất nhiều loại hình hòa giải như: Hòa giải trong tố tụng dân sự, hòa giải tranh chấp lao động, hòa giải thương mại, hòa giải tranh chấp đất đai, hòa giải ở cơ sở, hòa giải để được miễn trách nhiệm hình sự… Trong các loại hình hòa giải này, hòa giải ở cơ sở là một truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; được xuất phát từ đặc điểm lịch sử, truyền thống, tâm lý dân tộc; dựa trên nền tảng đạo đức xã hội mang đậm tính nhân văn sâu sắc; là biện pháp giải quyết tranh chấp tại cộng đồng ưu việt nhất.

          1. Tính ưu việt của hoạt động hòa giải ở cơ sở

          Hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả thể hiện ở những điểm sau:

         - Là phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp ngay tại cơ sở, đang trong thời kỳ thai nghén. Khi mà mâu thuẫn, tranh chấp vừa mới chớm nở, chưa phát triển đến mức gay gắt nên cơ hội hòa giải thành sẽ cao hơn, nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực. Góp phần tích cực trong việc giảm áp lực cho các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo.

       - Công tác hòa giải ở cơ sở thể hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia quản lý xã hội. Hoạt động này chịu ảnh hưởng của văn hóa người Việt, gồm văn hóa ứng xử (có tôn ti trật tự, kính trên, nhường dưới) và tính cộng đồng (quan hệ làng xã, láng giềng, huyết thống). Hoạt động hòa giải thực hiện trên cơ sở tự nguyện, vì mục đích xã hội, vì cộng đồng và phi lợi nhuận, không thu phí nên được người dân ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn nếu có phát sinh.

         - Nội dung thỏa thuận hòa giải thành thể hiện ý chí tự nguyện, quyền định đoạt của các bên nên tỷ lệ “lật lọng” kết quả hòa giải thành là ít khi xảy ra.

        - Việc hòa giải ở cơ sở không tuân theo trình tự thủ tục bắt buộc. Tùy theo tính chất vụ việc, đặc điểm đối tượng mà hòa giải viên linh hoạt hòa giải nên tỷ lệ thành công cao.

         Như vậy, khác với các loại hình hòa giải khác, hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích, thuyết phục các bên từ chỗ có mâu thuẫn, bất đồng đến chỗ tìm được tiếng nói chung; tự nguyện thỏa thuận được với nhau, giải quyết tranh chấp một cách ổn thỏa, phù hợp với phong tục tập quán, quy định pháp luật.

         2. Thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở tại huyện Khánh Vĩnh

         Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc sáp nhập, đặt tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, huyện Khánh Vĩnh đã tổ chức sắp xếp, kiện toàn lại các Tổ Hòa giải ở cơ sở đảm bảo yêu cầu về số lượng, thành phần, cơ cấu tổ chức. Hiện nay, toàn huyện có 39 Tổ Hòa giải với 194 Hòa giải viên, đã giảm 07 Tổ Hòa giải và 34 Hòa giải viên.

         Trong năm 2020, các Tổ Hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải 53 vụ việc (giảm 30 vụ so với năm trước), trong đó có 48 vụ hòa giải thành, 01 vụ hòa giải không thành và đang tiếp tục hòa giải 04 vụ. Tỷ lệ hòa giải thành đạt 90,6%, tăng 3,6% so với năm 2019. Qua đó, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; hạn chế khiếu nại, tố cáo phát sinh; tiết kiệm được thời gian, chi phí của Nhà nước và Nhân dân.

Khánh Trung, một trong những địa phương đi đầu trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, tỷ lệ hòa giải thành luôn đạt trên 90%

 

          Bên cạnh kết quả đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh đang gặp phải không ít những khó khăn:

       - Việc xã hội hóa công tác hòa giải ở cơ sở còn đang ở tầm thấp, chưa huy động được nguồn lực xã hội, nhất là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào hoạt động hòa giải. Đội ngũ hòa giải viên chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng; khả năng nắm bắt, áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc còn nhiều hạn chế. Đa phần, hoạt động hòa giải chỉ dựa trên uy tín và tình cảm; chưa dùng lý lẻ để hướng hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào hòa giải nên tính thuyết phục không cao. Nguyên nhân là do mặt bằng dân trí còn thấp; cơ chế, chính sách đãi ngộ của nhà nước cho hoạt động này chưa cao, chưa thu hút sự quan tâm, đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cho công tác này.

        - Đội ngũ công chức Tư pháp cấp xã bị hạn chế về mặt số lượng, phải đảm nhiệm nhiều đầu việc, lại chưa được chuẩn hóa. Trình độ năng lực không đồng đều, thường hay thay đổi, biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tham mưu quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

         - Khánh Vĩnh là huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Địa bàn rộng, bị chia cắt bởi nhiều núi non, sông ngòi; dân cư lại phân bố không đều, sống rải rác ở các xã cụm cánh tây, có nơi mật độ dân số chỉ hơn 10 người/km2. Do đó, việc tiếp cận, trao đổi thông tin của người dân rất hạn chế. Nhiều mâu thuẫn (nhất là mâu thuẫn trong hôn nhân và gia đình) âm ỉ hình thành và phát triển nhưng các Tổ Hòa giải không nắm bắt kịp thời để thực hiện hòa giải, mâu thuẫn vì thế mà dần dần phát triển, có nhiều trường hợp phát triển đến mức độ cao trào, không thể dung hòa được nữa, gia đình đổ vỡ, vợ chồng, con cái phải ly tán.

           Nhưng với sự quyết liệt của chính quyền địa phương, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, trong thời gian tới, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh nhất định sẽ đạt được nhiều kết quả hơn nữa, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương./.

                                                                                                                                Kinh Doanh

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 103.599
Số người trực tuyến
   Hiện có: 21   Khách