A+ A A-   
  14/04/2022 09:29        

Những điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị

Trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, người xử lý đơn thư ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương thường nhận được rất nhiều đơn, thư. Trong đó, có những đơn thư nhiều nội dung (vừa khiếu nại, vừa tố cáo, vừa kiến nghị, phản ảnh) dẫn đến vướng mắc, nhầm lẫn trong xử lý và giải quyết đơn thư. Bài viết sau đây xin trao đổi một số điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị để tham khảo trong xử lý, giải quyết đơn thư.

Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 Khiếu nại  là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018 Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân";

Theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.”

Với các khái niệm trên cho thấy giữa khiếu nại và tố cáo, kiến nghị, phản ánh có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về mục đích:

Nếu như khiếu nại với mục đích là đề nghị cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành mà quyết định hành chính, hành vi hành chính đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích của bản thân mình. Qua việc xem xét của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của cá nhân mình thì tố cáo là việc bất kỳ cá nhân nào khi thấy một hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức khác báo cho cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về vi phạm pháp luật đó. Việc tố cáo hướng tới mục đích là để xử lý những người đã vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các tổ chức, cá nhân khác, không phải của mình. Đối với kiến nghị, phản ánh là việc công dân nêu lên và đề xuất với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại hoặc xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của các cá nhân, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ hai, về chủ thể:

 Chủ thể khiếu nại có thể là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức là những người chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Chủ thể tố cáo là bất cứ cá nhân nào khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức khác báo với cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Pháp luật không quy định tổ chức, cơ quan có quyền tố cáo. Như vậy, chỉ có cá nhân mới thực hiện quyền tố cáo. Quy định này cho thấy trách nhiệm cá nhân trong việc tố cáo. Nhà nước khuyến khích việc tố cáo, song có những người lợi dụng tố cáo để vu khống các cá nhân, tổ chức. Đối với trường hợp này, quy định về tính chịu trách nhiệm của người tố cáo, nếu tố cáo sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Pháp luật quy định cơ quan, tổ chức không có quyền tố cáo vì tính chịu trách nhiệm, nếu tố cáo sai thì sẽ không thể buộc tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên phải quy định chủ thể tố cáo là cá nhân.

Đối với phản ánh, kiến nghị là công dân khi thấy những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác thì nêu lên, đề xuất với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần áp dụng những giải pháp kịp thời xử lý những vấn đề nêu trên, hạn chế hậu quả xấu xảy ra với cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội.

Về trình tự giải quyết:

Thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại thì theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011; thẩm quyền, trình tự giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011 và trình tự giải quyết phản ánh, kiến nghị thì tùy theo nội dung để có sự xem xét, phân loại để chuyển đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Ảnh: Minh họa lịch tiếp công dân

Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị để cán bộ, công chức tiếp công dân phân biệt thực hiện đảm bảo đúng các quy định của pháp luật./.

Thanh tra huyện - NTThành

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 118.181
Số người trực tuyến
   Hiện có: 10   Khách