A+ A A-   
  26/09/2019 10:36        

Giới thiệu chung

Khánh Vĩnh là huyện miền núi, bán sơn địa nằm ở cực Tây tỉnh Khánh Hòa, Phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa và tỉnh Đak Lak, phía tây là tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp huyện Diên Khánh. Tổng diện tích toàn huyện là 1.165 km², dân số là 36.024 người với 15 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên tỉnh lộ 652, cách tỉnh lị là thành phố Nha Trang 35 km về hướng Tây. Ngoài ra huyện còn bao gồm các xã: Khánh Hiệp, Khánh Bình, Khánh Đông, Khánh Trung, Khánh Thượng, Khánh Nam, Giang Ly, Sơn Thái, Liên Sang, Cầu Bà, Khánh Thành, Khánh Phú và Sông Cầu.

Ngã 5 huyện Khánh Vĩnh

Theo điều tra dân số năm 2012 trên toàn huyện có 36.024 người, mật độ dân cư thấp nhất tỉnh với 30.9 người/km². Dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn cụm trung tâm và cánh Bắc. Các địa phương còn lại dân cư thưa thớt, sống rải rác theo các trục đường chính. Nơi có mật độ dân số đông nhất là thị trấn Khánh Vĩnh với 440 người/km² và nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Khánh Thượng chỉ có 10 người/km²
Dân cư Khánh Vĩnh chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Toàn huyện có 17.464 người Raglai chiếm 48.5% dân số, Người Kinh có khoảng 9.512 người chiếm 26,4% dân số, người Cơ Ho (T’Rin) có khoảng 5.078 chiếm 14,01% (chủ yếu là nhóm Cơ Ho String nên đôi khi bị gọi nhầm là người Xtiêng), 1.655 người Ê Đê chiếm 4,6%, 1.286 người Tày chiếm 3,6%, 720 người Nùng và 209 người Mường.
Người Kinh sinh sống trải đều trong toàn huyện nhưng tập trung đông ở thị trấn Khánh Vĩnh (chiếm gần 60% dân số thị trấn) cùng với các xã Khánh Đông, Khánh Bình... Người Kinh cũng chiếm đa số tại các xã, thị trấn phía Đông của huyện như Sông Cầu (88.9%), Khánh Đông (73.6%) và Thị trấn Khánh Vĩnh (60.4%). Người Raglai sinh sống ở hầu hết các xã, thị trấn trừ xã Giang Ly. Người Cơ Ho (T’Rin) sinh sống tập trung ở các xã phía Tây của huyện và chiếm đa số ở các xã Cầu Bà , Sơn Thái và Giang Ly. Người Ê Đê chủ yếu sinh sống ở khu vực Tây Bắc của huyện, giáp ranh với tỉnh Đăk Lăk. Các dân tộc Tày, Nùng, Mường... chủ yếu di cư từ miền Bắc vào sinh sống trong các năm gần đây họ tập trung chủ yếu tại các xã phía Bắc của huyện.
Khánh Vĩnh là căn cứ địa cách mạng của quân dân Khánh Hòa trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến với các địa danh hào hùng như sân bay dã chiến Hòn Xã, Hòn Nhạn, Soi Mít, Hòn Dù, buôn Gia Lê, Hòn Bà và căn cứ lịch sử Hòn Dữ.


Điều kiện tự nhiên:
Khánh Vĩnh là huyện miền núi và bán sơn địa nằm ở cực Tây tỉnh Khánh Hòa, ở tọa độ 12°16′13″B ,108°53′33″Đ, phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa và tỉnh Đak Lak, phía tây là tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp huyện Diên Khánh.

Địa hình: Khánh Vĩnh có địa hình chủ yếu là đồi núi và phân thành 2 khu vực chính. Khu vực phía Đông, dọc theo lưu vực các phụ lưu của sông Cái chủ yếu là các đồi thấp, khu vực phía tây và phía Nam chủ yếu là các núi cao với nhiều đỉnh núi cao từ 1500 m đến trên 2000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2062 m) là đỉnh núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa.

Hệ thống sông suối: Do nằm ở thượng nguồn của sông Cái Nha Trang, huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh, Mật độ sông suối bình quân là 0,65 km/km². Hầu hết sông suối đều xuất phát từ các dãy núi cao ở phía Nam, Tây và Bắc rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sông Chò chảy về sông Cái Nha Trang. Vìa vậy, dễ gây lũ và sói mòn, sạt lỡ vào mùa mưa và dễ hạn hán, thiếu nước vào mùa nắng.

Tài nguyên khoáng sản của Khánh Vĩnh chủ yếu gồm thiếc, cao lanh... và các loại gỗ quí hiếm. Khánh Vĩnh có 87.198,99 ha đất rừng. Độ che phủ thường xuyên chiếm 75% diện tích tự nhiên của huyện với tổng trữ lượng gỗ lên đến 10 triệu m3, trong đó khoảng 9 triệu m3 tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.

Do vị trí nằm phía tây tỉnh Khánh Hòa nên chịu ảnh hưởng gió Lào từ phía Tây thổi vào làm khí hậu khô hanh. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 74.859
Số người trực tuyến
   Hiện có: 29   Khách