A+ A A-   
  25/04/2022 07:42        

CHÚ TRỌNG TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI

Trong lịch sử phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, nhất là các chính sách an sinh (ASXH), lao động việc làm, đã tạo những chuyển biến tích cực cho vùng đồng bào DTTS. Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc và miền núi trung bình mỗi năm giảm 3 - 4%, nhanh hơn tỷ lệ giảm nghèo chung của cả nước, là một nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước ta.

 

               Bác Hồ với đồng bào các dân tộc miền núi

 Đối với huyện miền núi Khánh Vĩnh, trong 10 năm trở lại đây (2010-2020), nhờ đầu tư toàn diện qua các chương trình kinh tế xã hội như chương trình Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình Giảm nghèo bền vững, chương trình Nông thôn mới…nên đời sống của đồng bào các dân tộc chuyển biến tích cực, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhiều, vấn đề ASXH miền núi ngày càng được bảo đảm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 10 năm 2010-2020, có gần 200 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn gồm các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho hơn 5500 người và tỉ lệ áp dụng nghề đã học vào thực tiễn cuộc sống là 90,1%. Hỗ trợ hàng trăm nhà ở tái định cư cho người dân đặc biệt khó khăn, bên cạnh việc xây dựng 2 khu tái định cư  gồm:  khu tái định cư Gia Lợi, xã Giang Ly - 84 hộ, khu tái định cư Bố Lang, xã Sơn Thái  -142 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 8.693 hộ/8.783 hộ đạt 99% (gồm gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung là 5.380 hộ và  hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước nhỏ lẻ là 3.313 hộ. 100% đồng bào dân tộc được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế,  trẻ em trong độ tuổi đều đến trường và được hỗ trợ học bổng theo định mức… Nhờ vậy. đến cuối năm 2020, tổng số hộ nghèo toàn huyện còn 2.369 hộ, chiếm tỷ lệ 23,09%, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong 5 năm là 38,21%, bình quân hàng năm giảm 7,64%.

  Sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại Giang Bay- Khánh Vĩnh và Hội diễn Văn hóa văn nghệ nhân ngày Văn hóa các dân tộc Khánh Hòa –năm 2022 tại Khánh Vĩnh

Có thể khẳng định, nhờ chính sách ASXH của Đảng- Nhà nước, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi nói chung, ở Khánh Vĩnh nói riêng chuyển biến khởi sắc, mức sống dần nâng lên, đời sống cải thiện một bước, nhận thức cũng chuyển biến tích cực, nhất là ý thức vượt khó đi lên, giảm tư tưởng ỷ lại vào chế độ chính sách hỗ trợ …

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả  của các chính sách ASXH ở miền núi vẫn còn tồn tại những hạn chế do nhiều nguyên nhân, nhất là  trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, mỗi dân tộc có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng; đất đai và rừng là nguồn sinh kế chủ yếu nhưng do nằm trên địa hình dốc, tỷ lệ diện tích đất tốt, màu mỡ để canh tác thấp, thường xuyên bị thiếu nước, xói mòn, sạt lở... cho nên hiệu quả sử dụng đất không cao (nhiều hộ DTTS thiếu hoặc không có đất sản xuất). Mặt khác,vùng đồng bào DTTS thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, gây thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản...Mặc dù đã có nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư nhưng điều kiện cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng DTTS còn nhiều khó khăn, người dân chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ thiết yếu. Thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó, bà con DTTS bị hạn chế về vốn xã hội do rào cản về ngôn ngữ, khả năng tiếp cận thông tin, định kiến của cộng đồng, sự mặc cảm, tự ti và một số hủ tục...

Trong thời gian đến, từ kết quả chính sách ASXH miền núi nói chung trong giai đoạn vừa qua và thực tiễn triển khai chính sách ASXH ở miền núi  Khánh Vĩnh nói riêng,  để bảo đảm chính sách ASXH bền vững đối với đồng bào DTTS nên nghiên cứu, chú trọng những nội dung nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hạn chế tồn tại, phát huy được thế mạnh của yếu tố chủ quan, khách quan sẵn có. Đó là:

-Cần chuyển đổi mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ trực tiếp mang tính chất "cho không", sang chính sách tạo cơ hội cho đồng bào DTTS tự vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống. Trong đó, cần ưu tiên theo các lĩnh vực: đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, sử dụng cán bộ người DTTS, giảm nghèo tiếp cận đa chiều và giảm nghèo bền vững.

-Các chính sách cần chú trọng hơn trong việc đầu tư phát triển để khai thác các thế mạnh vùng DTTS, miền núi. Các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo vừa qua mới tính đến việc hỗ trợ ngắn hạn mà chưa tính đến những hỗ trợ dài hạn bảo đảm cuộc sống cho người dân.

-Tăng cường sự tham gia của người dân vùng đặc biệt khó khăn trong việc thiết kế, thực hiện và giám sát chính sách. Cần coi người dân như là một đối tác trong công tác dân tộc và ASXH,  lao động, việc làm bền vững trong vùng DTTS. Mặt khác, các biện pháp hỗ trợ an sinh cho đồng bào DTTS cần tính toán rõ sự khác biệt giữa các nhóm DTTS, điều chỉnh kịp thời những chính sách chưa phù hợp đặc điểm của DTTS, chưa phù hợp trình độ dân trí và đặc điểm phong tục, tập quán vùng, miền DTTS. Từ đó, bảo đảm hiệu quả và tính bền vững trong quá trình thực hiện.

-Tăng cường năng lực thực hiện và cơ sở vật chất để thực hiện các chính sách ASXH đối với vùng DTTS. Chú trọng công tác điều tra, rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá, giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, ASXH và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về DTTS.Mặt khác, cần bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách phù hợp, tránh bố trí dàn trải. Các chính sách cần bảo đảm tính liên kết, liên thông tốt hơn như cơ sở hạ tầng kết hợp phát triển kinh tế, chính sách tín dụng gắn với tạo việc làm, dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm...

- Tăng cường thực hiện cơ chế xã hội hóa và sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, qua đó huy động cao nhất các nguồn lực cho giảm nghèo, ASXH tại vùng đồng bào DTTS.

Hy vọng , trong thời gian đến, thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH về phế duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030, chính sách ASXH đối với miền núi sẽ thực hiện hiệu quả hơn, khai thác được tiềm năng thế mạnh góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống đời sống của đồng bào DTTS miền núi.              

                                                                                      Văn Trường Phúc

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 75.356
Số người trực tuyến
   Hiện có: 11   Khách