A+ A A-   
  04/05/2022 13:57        

Chú trọng các biện pháp cho công tác đảm bảo an ninh chính trị , trật tự xã hội ở miền núi

Miền núi thường là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế trong tình hình hội nhập bởi tiềm năng đất đai, tài nguyên…Trong các năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng-Nhà nước  cấp ủy, chính quyền địa bàn miền núi đã tăng cường công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của địa phương về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn cơ sở, an ninh nội bộ, cơ quan, đơn vị, trường học, đảm bảo an ninh nông thôn; không để xảy ra các hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước bảo đảm ANCT-TTXH địa bàn.

 

Khu tái định cư đồng bào DTTS thôn Bố Lang-xã Sơn Thái-huyện Khánh Vĩnh

Đối với huyện miền núi Khánh Vĩnh, là căn cứ địa của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cũng trong bối cảnh hiện nay, miền núi Khánh Vĩnh có vị trí chiến lược của Tỉnh Khánh Hòa về an ninh chính trị và là hậu phương vững chắc khi có tình hình xảy ra. Nhận thức được tầm quan  trọng đó, bên cạnh xây dựng hệ thống chính trị vững chắc, xây dựng ngành chức năng đủ mạnh …cấp ủy, chính quyền huyện Khánh Vĩnh đã chú trọng triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn ANCT-TTXH địa bàn. Đó là chú trọng  đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ theo hướng xã hội hóa ngày càng cao, đa dạng hóa các hình thức.Phát triển các hình thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ đến từng gia đình, cộng đồng dân cư, các tổ chức quần chúng, các cơ quan, đơn vị cơ sở. Ở địa bàn tập trung đồng bào tôn giáo cũng đã chú trọng tập trung phát động nhân dân thực hiện nghiêm túc chính sách tôn giáo của Đảng; quyền và nghĩa vụ công dân…Nhờ vậy, trong giai đoạn vừa qua, địa bàn miền núi Khánh Vĩnh thật sự trong sạch, không có biểu hiện lôi kéo, móc nối chống phá Đảng, Nhà nước an ninh chính trị được giữ vững; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội giảm, ý thức, nhận thức  pháp luật của đồng bào dân tộc được nâng nên, đồng bào có đạo sống theo phương châm: chấp hành tốt pháp luật, tốt đời đẹp đạo, trật tự xã hội được bảo đảm. Đồng bào cac dân tộc ở Khánh Vĩnh như Raglay, Trin, Ê đê, Tày-Nùng… tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng-Nhà nước

Bên cạnh kết quả nói trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần quan tâm giải quyết trong tình hình hiện nay. Đó là: cấp ủy, chính quyền và  Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội một số nơi chưa  quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo vận động việc triển khai nhiệm vụ ANCT-TTXH, xem đó là nhiệm vụ của của công an, quân sự . Có lúc, có nơi công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội chưa thường xuyên. Chưa gắn kết chặt chẽ phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc với các phong trào như thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" nên kết quả còn hạn chế. Lực lượng quân sự ở một số địa phương chưa có lúc chưa thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể, lực lượng công an tuy đã chính quy song còn trường hợp chưa sát địa bàn trong sự vụ cụ thể ….

 

Lực lượng công an xã và thanh niên cơ sở ở miền núi Khánh Vĩnh tặng quà cho trẻ em người DTTS khó khăn

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do miền núi địa bàn rộng dẫn đến công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều; tình trạng thanh, thiếu niên đến độ tuổi lao động không có chuyên môn, không có việc làm, không có thu nhập còn khá nhiều, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Trình độ dân trí của một bộ phận người dân là đồng bào DTTS còn  hạn chế nên nhận thức về pháp luật chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt. Chế độ, chính sách đối với lực lượng công an quân sự địa phương ở cơ sở, kể cả đầu tư trang thiết bị và điều kiện làm việc còn có hạn chế…

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đan xen. Các thế lực thù địch, phản động ráo riết tiến hành các hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn, lật đổ hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta với những phương thức, thủ đoạn mới ngày càng thâm độc, tinh vi, xảo quyệt. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xuống cấp về các giá trị văn hóa, đạo đức của bộ phận cán bộ, dân cư … và những bức xúc trong xã hội, trong đó có khu vực nông thôn miền núi  có chiều hướng gia tăng, nhất là các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, quản lý, thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội, việc nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, cá độ, cho vay nặng lãi, biến động của thị trường bất động sản chưa quản lý được…. là những nguyên nhân làm cho các loại tội phạm và vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến ANCT-TTXH ở miền núi.

Những hạn chế và nguyên nhân nói trên ở miền núi nói chung và ở mức  độ nào đã thể hiện ở huyện miền núi Khánh Vĩnh nói riêng bắt buộc cấp ủy chính quyền và hệ thống chính trị ở miền  núi phải tăng cường các biện pháp lãnh đạo, quản lý điều hành, biện pháp vận động kể cả chuyên chính của ngành chức năng. Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo đảm ANCT-TTXH ở miền núi, cần chú trọng thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là: Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới gắn với xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hai là: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm để nâng cao cảnh giác, nhận thức, hiểu biết pháp luật cho nhân dân miền núi. Vận động nhân dân tích cực phòng ngừa, tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, tham gia giữ gìn trật tự xã hội. Xây dựng, nhân rộng xã đạt tiêu chí An ninh, trật tự xã hội; các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANCT-TTXH trong tình hình mới. 

Ba là:   Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng: Công an, Quân sự Mặt trận Tổ quốc, ban, ngành, đoàn thể  trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự gắn phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là bộ phận đồng bào DTTS

Bốn là: Tiếp tục củng cố, xây dựng Công an xã vững mạnh làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, ưu tiên trang bị phương tiện, đảm bảo kinh phí và các điều kiện phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Hiện nay cả nước đang tập trung thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới. Đối với miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, Chương trình Đề án giảm nghèo và Chương trình phát triển Vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi sẽ là đòn bẩy để miền núi theo kịp đồng bằng thành thị trong phát triển kinh tế xã hội. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình và giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với quốc phòng an ninh nên coi trọng công tác bảo đảm ANCT-TTXH miền núi như đã nói ở trên. Hy vọng trong thời gian đến cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị  huyện miền núi Khánh Vĩnh sẽ thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm ANCT-TTXH địa bàn, xứng đáng là An toàn khu của Tỉnh Khánh Hòa.

Văn Trường Phúc

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 105.573
Số người trực tuyến
   Hiện có: 11   Khách