A+ A A-   
  12/05/2022 21:50        

Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi huyện Khánh Vĩnh

Suy dinh dưỡng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ không chỉ làm chậm phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, khiến trẻ kém thông minh, chậm chạp, hạn chế giao tiếp, học tập kém, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Chưa hết, trẻ suy dinh dưỡng thường có sức đề kháng kém dẫn đến hay mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn và khả năng hồi phục cũng chậm hơn so với các trẻ bình thường khác. Đối với những trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và kèm thêm các bệnh lý nghiêm trọng khác sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ về số lượng và chất lượng, trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý. Hay trẻ bị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy cấp… làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.

Khánh Vĩnh là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Khánh Hòa, có địa bàn rộng, dân cư lại phân bố không đồng đều, với hơn 70% dân số là người đồng bào các dân tộc thiểu số. Với đặc thù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự hưởng ứng tích cực của người dân và sự hỗ trợ đầu tư nguồn lực của Trung ương, tỉnh đến nay tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ có phần được cải thiện. Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng/ tuổi còn 19.2%, theo chiều cao/ tuổi còn 20.3%. Tuy nhiên so với các huyện khác trong tỉnh Khánh Hòa, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em huyện Khánh Vĩnh vẫn còn cao. Do vậy, việc phấn đấu để hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng và bền vững đang là một thách thức lớn không chỉ riêng của ngành y tế Khánh Vĩnh mà đòi hỏi cần có sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể xã hội nhằm nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói, giảm nghèo để cải thiện tốt hơn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Năm 2022, thực hiện Quyết định số 55/QĐ-SYT ngày 21/01/2022 của Sở Y tế Khánh Hòa “Về việc giao chỉ tiêu kế hoạch công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm 2022”, ngành Y tế huyện Khánh Vĩnh đã triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng đó là củng cố mạng lưới Chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã, Cộng tác viên dinh dưỡng đảm bảo mỗi thôn bản có ít nhất 1 cộng tác viên dinh dưỡng, tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng chống suy dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, thực hành bữa ăn dinh dưỡng cho bà mẹ có con từ 0- 24 tháng tuổi và có con suy dinh dưỡng.  Triển khai các điểm giáo dục truyền thông phục hồi dinh dưỡng ở cộng đồng tổ chức hướng dẫn chế biến bữa ăn cho trẻ với các thực phẩm có sẵn ở địa phương, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng. Bằng nguồn ngân sách Bảo hiểm y tế, các trạm Y tế, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện ưu tiên cấp viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng trong các đợt khám thai định kỳ cho phụ nữ mang thai. Cấp phát sữa tươi tiệt trùng cho các hộ gia đình có con < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Tổ chức cân và đo chiều cao trẻ nhằm theo dõi tăng trưởng trẻ.

 

Theo dõi cận nặng và chiều cao trẻ em tại Trạm Y tế xã Sơn Thái

 

Theo dõi cận nặng, chiều cao của trẻ tại Trạm y tế xã Khánh Bình

Nội dung truyền thông về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em:

-  Phụ nữ khi có thai cần được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ và tiêm đủ vắcxin phòng uốn ván theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trong lúc mang thai phụ nữ cần ăn đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng và bổ sung viên sắt đến 1 tháng sau sinh.

- Trẻ sinh ra phải được bú sớm trong vòng 1giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì kéo dài đến 24 tháng tuổi. Từ tháng thứ 7 tập cho trẻ ăn dặm đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: Nhóm chất bột đường, Nhóm chất đạm, Nhóm chất béo, Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất; sử dụng muối iốt và không ăn mặn.

- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Định kỳ đưa trẻ đi uống vitamin A 2 lần một năm và sáu tháng tẩy giun một lần cho trẻ trên 2 tuổi.

- Chăm sóc trẻ tốt trong và sau khi trẻ mắc bệnh, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Hàng tháng đưa trẻ đến trạm y tế cân, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng./.

Hải Tâm

 

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 103.700
Số người trực tuyến
   Hiện có: 21   Khách