A+ A A-   
  08/07/2022 08:43        

Khánh Vĩnh: Tăng cường triển khai các giải pháp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo tinh thần Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành trên địa huyện Khánh Vĩnh chú trọng đẩy mạnh theo tinh thần Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấulao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn.

  Để nâng cao nhận thức, sau khi Chỉ thị số 19-CT/TW được ban hành, Huyện ủy Khánh Vĩnh đã tổ chức lồng ghép quán triệt những nội dung của Chỉ thị chođội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện; đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng có hình thức phổ biến Chỉ thị phù hợp tới đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Giao UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các địa phương, các ngành có liên quan thống kê, rà soát các đối tượng trong độ tuổi lao động, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm và theo giai đoạn gắn với Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn cũng được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan thông tin truyền thông huyện quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: thông qua hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở; panô, khẩu hiệu; thông quađội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; trong sinh hoạt chi bộ, thôn, tổ dân phố, các buổi sinh hoạt hội viên của các đoàn thể; lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào khác ở địa phương. Nội dung tuyên truyềntập trung vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm… Trong quá trình tuyên truyền, tư vấn học nghề còn kết hợp cả định hướng nghề nghiệp, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền cũng được lồng ghép với các phong trào hội, đoàn thể địa phương… Thông qua công tác tuyên truyền, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từhuyện đến cơ sở, cán bộ, đảng viên, nhân dân về công tác dạy nghề, phát triển nhân lực nông thôn có chuyển biến tích cực. Người dân nông thôn, nhất là thanh niên thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc học nghề và lập nghiệp theo nghề đã học, để mưu sinh, phát triển kinh tế gia đình, phát triển sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống

  Và để triển khai hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, hàng năm huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương khảo sát nhu cầu học nghề của người dân gắn với thế mạnh của từng địa phương; chú trọng xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy phù hợp nhu cầu của từng đối tượng và điều kiện thực tế; quan tâm đầu tưcơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng cũng như mở rộng ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu đào tạo lao động trên địa bàn huyện…

Hội nghị tư vấn đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài do UBND huyện Khánh Vĩnh phối hợp với Sở Lao động - TB và XH tỉnh và các doanh nghiệp tổ chức

          Với mục tiêu đề ra là giải quyết việc làm tại chỗ chongười lao động, phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, nâng caonăng suất và sản lượng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông,đẩy mạnh áp dụng các tiến bộkhoa học công nghệ vào sản xuất; tập trung để chuyển dịch dần lao động nông nghiệp sang khu vực kinh tế công nghiệp và dịchvụ… trong 10 năm qua (từ năm 2012 đến năm 2021), huyện Khánh Vĩnh đã tổ chức được 88 lớp dạy nghềcho 2.903 lao động nông thôn. Các ngành nghề chủ yếu là nghềnông nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp như: trồng cây ăn quả, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi, sửa chữa máy nông nghiệp…; 100% học viênkhi tham gia các lớp dạy nghề được hỗ trợ tiền học theochính sách của Đề án 1956. Hình thức đào tạo nghề chủ yếu thông qua 02 hình thức: đào tạo tập trung tại Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Khánh Vĩnh và đào tạo lưu động tại các thôn, xã theo hình thức “cầm tay chỉ việc” tại nơi sản xuất của người dân. Các lớp học được giáo viêncó kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu truyền đạt và giải đáp những vướng mắc của họcviên liên quan đến trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp và bảo dưỡng, sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất… Bên cạnh đó, với việc dạy nghề theo mô hình kết hợp giữa việc học lýthuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đã giúp cho các học viên nắm chắc và nắm vững những kiến thức, kỹ năng nghề, từ đó vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, kinhdoanh, góp phần quan trọng trong việc nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động, phục vụ tích cực trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm có trên 200 lao động nông thôn được bồi dưỡng, đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện;trong đó khoảng 75 đến 85% lao động nông thôn qua đào tạo nghề đã tự giải quyết việc làm và được các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện tuyển dụng. Đến năm 2021,tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề đạt hơn 40%so với lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu lao động bước đầu được triển khai và mang lại những tín hiệu khá tích cực, hiện nay huyện Khánh Vĩnh đã xuất khẩu được lao động sang làm việc tại thị trường Ả rập - Xê út và Nhật Bản.

Lớp dạy nghề may công nghiệp cho lao động nông thôn được tổ chứcở Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú huyện Khánh Vĩnh

Với mục tiêu đến năm 2030 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt đạt 71%, thời gian tới huyện Khánh Vĩnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn vớihoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghịquyết của Đại hội Đảng bộ huyện lần XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tăng cường đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về nhân lực, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực có tay nghề. Xác định ngành nghề cần đào tạo gắn với thế mạnh của từng địa phương.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm chongười lao động nông thôn; phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước về dạy nghề nông thôn. Tranh thủ các nguồn lực, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục, dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề;phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng được nhu cầu dạy nghề trong từng giai đoạn. Tăng cường công tác biên soạn, chỉnh lý,bổ sung chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với lao động nông thôn trênđịa bàn…

                               Duy Hải - Ban Tuyên giáo Huyện ủy

                                                                                

 

 

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 103.293
Số người trực tuyến
   Hiện có: 20   Khách