A+ A A-   
  18/08/2022 14:55        

Một số nội dung tuyên truyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Trong giai đoạn hiện nay, các loại thực phẩm được sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu mã, hình thức. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất chế biến trở nên phổ biến; các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn; nhiều loại thực phẩm được bày bán trên thị trường không qua các cơ quan kiểm duyệt hoặc không có ngồn gốc vẫn phổ biến; nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra…Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm đang còn diễn ra; việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

 Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng cần tuân thủ “10 nguyên tắc vàng” về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

https://comngon16.com/upload/about/1571707834bao-quan-thuc-pham-sach.jpg

Hình ảnh minh họa./.

1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.

Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

8.  Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9.  Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

(Nguồn: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế)./.

                                                                                                         Đặng Tiến Thành.

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 142.790
Số người trực tuyến
   Hiện có: 9   Khách