A+ A A-   
  23/08/2022 16:11        

TUYÊN TRYỀN VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

         Bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên trên người vào năm 1970, sau đó trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi. Từ tháng 5/2022 đến nay, dịch có diễn biến bất thường, dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ; theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, đến ngày 30/7/2022, WHO tiếp tục thông báo đã có trên 21 nghìn ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 7 trường hợp tử vong.

         Tại Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận, nhưng nguy cơ xâm nhập vào là hoàn toàn có thể bởi dịch bệnh đã xuất hiện tại nhiều quốc gia. Đặc biệt một số quốc gia gần với nước ta như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam với chính sách mở cửa, thì sự giao lưu, đi lại… đây là một trong những lý do dịch bệnh có thể xâm nhập vào. Như vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, chúng ta cần biết về dịch bệnh và một số biện pháp phòng chống như sau:

1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì:

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ việc phát hiện ban đầu về vi rút trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958. Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên người được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Công gô vào năm 1970 và sau đó bệnh trở thành lưu hành ở khu vực Trung và Tây Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ do vi rút đậu mùa khỉ thuộc họ Poxviridae gây ra

2. Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ:

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người khi người có tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt, dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh. Việc lây truyền bệnh từ người sang người khi có tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

3. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:

Biểu hiện triệu chứng của bệnh tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to. Các triệu chứng thường gặp như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Các triệu chứng thường tự khỏi trong vòng 2 đến 3 tuần, tuy nhiên bệnh có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ mang thai (gây thai chết lưu hoặc mắc đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặcngười suy giảm miễn dịch.

4. Một số đặc điểm nhận diện bệnh đậu mùa khỉ: Tổn thương khu trú rõ , khu trú sâu và thường phát triển thành lõm (giống như một chấm trên đỉnh của tổn thương). Các thương tổn có kích thước tương đối giống nhau và cùng giai đoạn phát triển trên một vị trí duy nhất của cơ thể (ví dụ: mụn mủ trên mặt hoặc mụn nước ở chân). Sốt trước khi phát ban. Hạch thường gặp. Ban lan tỏa li tâm (tổn thương nhiều hơn ở tay, chân, mặt). Tổn thương ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tổn thương thường là đau cho đến giai đoạn chữa lành khi chúng đóng vảy.Số lượng tổn thương thay đổi nhiều hoặc ít. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương có thể liên kết với nhau cho đến khi các mảng da lớn bong ra.

5. Thuốc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ:

Một loại vắc xin được phát triển để phòng bệnh đậu mùa (MVA-BN - còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) đã được WHO phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và được khuyến cáo tiêm chủng cho những người có nguy cơ (người tiếp xúc gần với người mắc bệnh). Hiện nay, WHO không khuyến cáo việc tiêm chủng rộng rãi vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ do vi rút đậu mùa khỉ không dễ dàng lây lan.

6. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

- Tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

(Nguồn: Cục Khám chữa bệnh-Bộ Y tế).

Đặng Tiến Thành

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 104.222
Số người trực tuyến
   Hiện có: 22   Khách