A+ A A-   
  08/06/2018 03:42        

Giá trị nhân văn trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

     Nói một cách cô đọng nhất về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị sự nghiệp của Người là giá trị nhân văn. Đó là giá trị tổng hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, thuộc bản chất người, được thể hiện qua tư tưởng, hành động của Người, từ đó lan rộng ra toàn xã hội về sự phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của mỗi người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam và của toàn thể nhân loại. “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn thể nhân dân Việt Nam cũng chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc đó.
      Như chúng ta đã biết, ngay sau thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong bối cảnh giặc đói, giặc dốt hoành hành khắp nơi, giặc ngoại xâm lăm le, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, trước tình thế cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, động viên đồng bào, chiến sỹ phát huy truyền thống yêu nước thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, góp của, góp công vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Bác khẳng định: “Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của kẻ địch để đi đến thắng lợi cuối cùng” (1).
      Vì mục tiêu dân sinh, dân trí, dân quyền
      Bảy mươi năm qua, “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam, biến thành sức mạnh trong các phong trào thi đua nối tiếp nhau ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, không chỉ trực tiếp giải quyết những nhiệm vụ cần kíp trước mắt, cũng như góp phần to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến, kiến quốc thần thánh vừa qua, mà còn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc cần nhận diện để toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục các phong trào thi đua yêu nước trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh hiện nay.
      Giá trị nhân văn của “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” thể hiệu sâu sắc trước hết ở mục đích dân sinh, dân trí, dân quyền, tiến tới xây dựng xã hội nhân văn của phong trào. Trong những năm đầu đầy cam go của công cuộc kháng chiến, phong trào thi đua được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ là “đồng thời phải: Diệt giặc đói khổ, Diệt giặc dốt nát, Diệt giặc ngoại xâm”, để:
      “Toàn dân đủ ăn, đủ mặc
      Toàn dân biết đọc, biết viết,
      Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm
   &n
 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 151.434
Số người trực tuyến
   Hiện có: 11   Khách