A+ A A-   
  27/12/2019 05:19        

Bắt đầu từ ngày 01/01/2020, một khi đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đây là một trong những nội dung nổi bật của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. Luật gồm 7 chương, 36 điều đã thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Việc ban hành Luật với các biện pháp mạnh mẽ sẽ góp phần kiểm soát tình hình sử dụng rượu, bia đang ở mức báo động và có xu hướng gia tăng; từng bước ngăn chặn, hạn chế gánh nặng, những ảnh hưởng tiêu cực do việc lạm dụng rượu bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Đã có 408/450 đại biểu Quốc hội tán thành dự thảo Luật, chiếm tỷ lệ 84,3%. Theo đó, Luật đã cấm các hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia; cấm người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; cấm bán, cung cấp, khuyến mãi rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Khoản 5, Điều 32 của Luật quy định: Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.

Đặc biệt, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đây là một quan điểm cứng rắn, dứt khoát, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước nhằm ngăn chặn, hạn chế tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia lần đầu tiên được thể chế hóa. Để chế tài này nhanh chóng đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, Luật quy định cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.

Từ ngày 01/01/2020: Đã uống rượu, bia không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Ngoài ra, Luật còn có những quy định cụ thể về quảng cáo, khuyến mãi rượu bia; quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, gia đình và xã hội trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; những địa điểm không được bán, không được uống rượu, bia.

 Ảnh minh họa: Kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của người tham gia giao thông

Bên cạnh những lợi ích do rượu, bia mang lại như nguồn thu ngân sách, lao động và việc làm thì việc sử dụng rượu bia gây ra những tác hại đặc biệt nghiêm trọng nhất là vấn đề về sức khỏe con người, trật tự an toàn xã hội và những hệ lụy khác. Sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia với những quy định cứng rắn sẽ góp phần giải quyết triệt để các biểu hiện tiêu cực do rượu, bia đem lại, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020./.

          Kinh Doanh

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 151.378
Số người trực tuyến
   Hiện có: 14   Khách