A+ A A-   
  16/02/2023 15:02        

Giới thiệu Luật Phòng, chống rửa tiền

Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phòng, chống rửa tiền hiện nay. Ngày 15 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật năm 2022).

So với Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13, Luật năm 2022 có nhiều điểm mới, tiến bộ, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, cụ thể:

1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh.

Luật năm 2022 quy định tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền nhằm mục đích tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật.

Theo đó, Khoản 2, Điều 1 của Luật quy định: “Việc phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”.


Hình ảnh: Tiến sỹ luật học Lê Xuân Thân - Chủ tịch Hội Luật gia
tỉnh Khánh Hòa giới thiệu Luật Phòng, chống rửa tiền.

2. Quy định mới về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền.

Điểm mới nổi bậc nhất của Luật năm 2022 là đã thể chế hóa đối tượng báo cáo thành 01 điều luật (Điều 4). Đối tượng báo cáo phải có quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền (Điều 24). Khi có giao dịch lớn, giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Điều 25, Điều 26). Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ giao dịch của tổ chức, cá nhân, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động liên quan đến rửa tiền.

3. Đánh giá rủi ro về rửa tiền.

Đây là quy định mới hết sức cần thiết trong bối cảnh các hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, đồng thời phù hợp với khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF).

Theo đó, đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ, ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực của đối tượng báo cáo theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 15 của Luật. Căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro, đối tượng báo cáo xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền (khoản 1, Điều 16).

Định kỳ 05 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch thực hiện sau đánh giá (khoản 1, Điều 7).

4. Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền.

So với Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13, Luật năm 2022 đã bổ sung thêm trách nhiệm của 06 bộ trong phòng, chống rửa tiền gồm: Bộ Quốc phòng (Điều 50), Bộ Công thương (Điều 54), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Điều 55), Bộ Nội vụ (Điều 56), Bộ Ngoại giao (Điều 57) và Bộ Thông tin và Truyền thông (Điều 58).

Đồng thời, Luật năm 2022 cũng đã phân định rạch ròi trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong phòng, chống rửa tiền (Điều 60, Điều 61).

Ngoài ra, Luật năm 2022 cũng đã quy định rõ hơn về các giao dịch đáng ngờ (từ Điều 27 đến Điều 34); nhận biết khách hàng và cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; thông tin chủ sở hữu hưởng lợi. Luật quy định trách nhiệm của đối tượng báo cáo trong việc xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.

Luật năm 2022 cũng đã tác động đến 02 luật khác gồm: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12; Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 (Điều 64).

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 gồm 4 chương, 66 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023. Riêng khoản 1 Điều 64 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày quy định khác về cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có hiệu lực./.                                                                                                                                                                                                                                                          Kinh Doanh

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 162.324
Số người trực tuyến
   Hiện có: 9   Khách