A+ A A-   
  17/08/2017 03:55        

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

     Cách đây tròn 72 năm, chỉ trong khoảng hai tuần cuối tháng 8-1945, toàn thể dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã nhất tề vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền để tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc.
     Từ thân phận nô lệ, Tổ quốc Việt Nam đã độc lập, tự do, có quyền tự quyết; nhân dân Việt Nam trở thành người chủ và làm chủ trong một chế độ dân chủ cộng hòa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã làm rung chuyển và chấn động hệ thống thuộc địa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam-kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ trên phạm vi quốc tế.
     Thành quả to lớn đó trước hết thuộc về sự nghiệp cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, trong đó, vai trò của Hồ Chí Minh là tiền đề và hết sức quan trọng. Để có được thắng lợi vĩ đại đó, Hồ Chí Minh đã phải bôn ba khắp năm châu bốn biển, đúc kết kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, lựa chọn con đường cách mạng vô sản duy nhất đúng cho dân tộc Việt Nam. Người đã nắm chắc thời cơ và khi thời cơ chín muồi, cũng chính Người đã “chớp lấy” kịp thời nhất, cùng toàn Đảng, toàn dân tộc đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vĩ đại.
     Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đúc kết bài học quý về quy tụ nhân tâm, quy tụ lòng người; bài học về sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hài hòa “ý Đảng với lòng dân”, như một quy luật lịch sử tất yếu khách quan. Tin dân, dựa vào dân, hiểu thấu dân tâm là truyền thống quý báu trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta, trở thành một giá trị tiêu biểu của nền văn hóa-chính trị Việt Nam hiện đại.
     Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, chỉ khi nào lòng dân quy về một mối, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc thì nội lực dân tộc mới được phát huy cao nhất, đất nước mới trở nên thái bình, thịnh trị, dân chúng yên vui, hạnh phúc. Từ tổng kết kinh nghiệm lịch sử dân tộc, ngay từ năm 1942, trong cuốn sách nổi tiếng “Lịch sử nước ta”, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta”. Sử ta dạy cho ta bài học, khi nào dân ta đoàn kết thì độc lập nước nhà được giữ vững, nếu không đoàn kết thì độc lập nước nhà có nguy cơ bị xâm phạm. Và chính sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn là một bước ngoặt quan trọng

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 237.892
Số người trực tuyến
   Hiện có: 1   Khách