A+ A A-   
  04/05/2022 14:07        

CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ DÂN TỘC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN NÚI

Ý thức được vai trò của vấn đề dân tộc, tôn giáo trong phát triển đất nước, từ trong suốt quá trình lãnh đạo, Ðảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Quan điểm của Ðảng về vấn đề dân tộc là xuyên suốt và cụ thể. Ðảng ta luôn xác định “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” đồng thời “chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.Trên cơ sở đó, Ðảng và Nhà nước đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chính sách dân tộc, các chương trình, đề án, góp phần quan trọng vào việc thay da đổi thị khởi sắc ở các nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi.

Đối với Khánh Vĩnh, một địa bàn dân tộc miền núi gắn với các tôn giáo như Phật giáo, Tin lành, Thiên chúa giáo có quá trình phát triển xây dựng từ rất lâu, trải qua hai cuộc kháng chiến và quá trình  xây dựng phát triển sau giải phóng với nhiều lần tách- nhập, thành lập-tái thành lập. Hiện nay, tỉ lệ đồng bào các dân tộc bản địa như Raklay, Ê đê, Trin (nhánh của Cơ ho) và đồng bào dân tộc di dân từ phía Bắc vào như Tày, Nùng, H Mông…chiếm trên 75% dân số. Cộng đồng đồng bào ở Khánh Vĩnh sống xen kẻ, đoàn kết hỗ trợ , kể cả đồng bào có đạo hay không có đạo và chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng-Nhà nước. Trong giai đoạn vừa qua, nhờ các chương trình đầu tư của Nhà nước như: chương trình Nông thôn mới, chương trình 135-Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi…bộ mặt nông thôn miền núi chuyển biến, khởi sắc, đời sống đồng bào dần dần được cải thiện và nâng lên từng bước. Các nhu cầu về kinh tế, an sinh xã hội cở bản được bảo đảm như học tập, chăm sóc sức khỏe, nước sinh hoạt, nhà ở…

 

            Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cùng chức sắc tôn giáo

Tuy nhiên, cũng như các địa bàn miến núi khác, bên cạnh khó khăn về kinh tế, về điều kiện xã hội thực tiễn cho thấy nhận thức, ý thức pháp luật của bộ phận đồng bào chưa cao, chưa nắm bắt hết chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc, tôn giáo như: tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; bình đẳng giữa các dân tộc, các tôn giáo và bình đẳng trước pháp luật; đoàn kết tôn giáo gắn với đoàn kết dân tộc; chống lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chia rẽ đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, cũng như phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từng vấn đề trên, đòi hỏi Đảng –Nhà nước ta bên cạnh những biện pháp về vật chất, đầu tư…cần  phải chú trọng đồi mới công tác truyền thông, thông tin tuyên tuyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, của đồng bào DTTS ở miền núi nói riêng nhằm phòng, chống những thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân dân, dân tộc, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Phương pháp thông tin, truyền thông, tuyên truyền,  về  truyền thống lâu nay  các cơ quan chức năng của Đảng – Nhà nước đã triển khai nhiều hình thức như: sinh hoạt hội họp, tuyên truyền miệng, cổ động trực quan, tờ rơi, các ân phẩm, các kênh truyền thông báo chí   …đã có tác dụng to lớn trong việc chuyển đổi, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong đó có nội dung về dân tộc, tôn giáo. Điều đáng lưu ý hiện nay là trong thời kỳ bùng nổ thông tin, cách mạng 4.0 chúng ta cần phải chú trọng đến các phương pháp truyền thông, tuyên truyền hiện đại phù hợp. Thực hiện các Nghị quyết của Ðảng, Quốc hội về công tác, chính sách dân tộc, tôn giáo Nhà nước đã tập trung phủ sóng, số hóa các chương trình, tăng cường thời lượng tin/bài, thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc; đẩy mạnh phổ biến các quan điểm, chủ trương của Ðảng, Nhà nước đối với cán bộ, nhân dân, đồng bào - nhất là với các chức sắc, tín đồ tôn giáo. Trên thực tế, do vùng DTTS và miền núi có địa bàn rộng, chia cắt, nhiều nhóm dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa cũng như khả năng tiếp cận thông tin…, cho nên ở một số địa phương, công tác thông tin, truyền thông vẫn chưa thật sự “chạm” tới, hoặc chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Ðể khắc phục thực trạng này, cần chú trọng lựa chọn hình thức, phương pháp thông tin sáng tạo, đổi mới, phù hợp hơn với người DTTS, nên tận dụng được lợi thế mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ để truyền thông về các vấn đề dân tộc, tôn giáo. Mặt khác, nên có kế hoạch chuyên biệt về truyền thông, tuyên truyền về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở mỗi cấp làm cơ sở cho hoạt động của các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, người làm công tác thông tin, truyền thông phải được trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu biết cơ bản về tôn giáo, tránh sai sót, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng.  Có như thế mới nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, khẳng định hơn nữa niềm tin của đồng bào DTTS vào Đảng-Nhà nước

Tôn giáo, dân tộc là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận, dễ tạo điểm nóng dư luận, nhất là địa bàn miền núi có đông đồng bào DTTS.  Do  vậy, trong công tác quản lý xã hội chúng ta cần phải chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền bằng nhiều phương pháp truyền thống cũng như hiện đại để lan tỏa thông tin tích cực, chính thống giúp cộng đồng nói chung và đồng bào DTTS miền núi nói riêng hiểu đúng về những chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước đối với công tác dân tộc, tôn giáo”./.

                                                                               Văn Trường Phúc

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 147.478
Số người trực tuyến
   Hiện có: 15   Khách