A+ A A-   
  02/06/2023 00:19        

Một số biện pháp giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Khánh Vĩnh

Trong các năm gần đây, được thụ hưởng từ các chính sách ưu tiên của Đảng –Nhà nước, nhất là khi Quốc Hội ban hành Nghị quyết 88/QH về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, công tác giảm nghèo ở huyện Khánh Vĩnh đạt được một số kết quả đáng khuyến khích như: năng lực tổ chức, ý thức thực hiện giảm nghèo được nâng lên cả trong cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư; hầu hết các hộ nghèo, cận nghèo đều được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách giảm nghèo của Nhà nước; tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nhiều so với giai đoạn trước; thôn bản miền núi ở huyện Khánh Vĩnh đã có nhiều thay đổi, cải thiện hạ tầng dân sinh như nhà ở, các công trình trường học, trạm y tế, điện, giao thông, thủy lợi... góp phần nâng cao mức độ hưởng thụ, trình độ dân trí cho người dân. Đáng chú ý là hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ trực tiếp trong sản xuất, như: giống, cây trồng, vật nuôi, được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất...từ các dự án thuộc Chương trình MTQG ở những năm gần đây. Có thể khẳng định, các chính sách giảm nghèo bền vững mới có tính đặc thù được triển khai đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội , tạo việc làm, tăng thu nhập, đầu tư xây dựng các công trình đã có tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người nghèo ở miền núi nói chung và huyện Khánh Vĩnh nói riêng.

 

  

Ngày hội Văn hóa các dân tộc và thi công đường liên vùng xã  ở Khánh Vĩnh. Ảnh NH

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thực tiễn công tác giảm nghèo ở huyện Khánh Vĩnh vẫn  còn những hạn chế, tồn tại như:  tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo toàn huyện còn cao so ( nghèo 39,1%, hộ cận nghèo 12,3% - năm 2022), chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng chưa vững chắc; chưa có mô hình sản xuất phù hợp phát huy hiệu quả trong điều kiện miền núi…; tình trạng lao động còn thiếu việc làm, nhất là lao động nông thôn; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn, thu nhập thấp, còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Một số chính sách hỗ trợ trực tiếp chưa phù hợp, cần phải có hướng dẫn về chuyên môn, về pháp lý nhất là một số dự án, tiểu dự án nội dung thành phần thuộc nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình MTQG  như Giảm nghèo bền vững, Hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi…

Nguyên nhân của vấn đề này là do nhận thức của hộ nghèo mà nhất là đồng bào dân tộc thiểu số về chính sách giảm nghèo chưa đầy đủ, bản thân người nghèo chưa nỗ lực vươn lên tự thoát nghèo, còn tâm lý tự ti, mặc cảm, do có  nhiều chính sách hỗ trợ dẫn đến một số gia đình dân tộc ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác, tâm lý bảo thủ, thích giữ một số phong tục tập quán lạc hậu, nạn tảo hôn, sinh nhiều con… vẫn còn diễn ra là trở ngại lớn cho công tác giảm nghèo ở miền núi. Để công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện một cách hiệu quả đối với miến núi Khánh Vĩnh, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số  cần tập trung triển khai một số biện pháp cơ bản sau đây:

 - Phải bám sát thực tiễn, địa bàn và rà soát phân loại đối tượng phục vụ công tác giảm nghèo. Để triển khai nội dung này đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến xã  tập trung chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các xã, thôn xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ về mọi mặt, đến từng hộ để khảo sát, tìm hiểu kỹ về gia cảnh, động viên, thuyết phục họ nỗ lực phấn đấu vươn lên. Với xã có hộ nghèo chủ yếu là người đồng bào dân tộc thì cán bộ làm công tác giảm nghèo biết tiếng dân tộc là rất quan trọng, đây là điều kiện để cán bộ trực tiếp vận động các hộ nghèo, thuyết phục, động viên hiệu quả hơn.   

Điều cần thiết trong công tác bán sát địa bàn, bám sát thực tiễn là phải rà soát phân loại chính xác các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo để có giải pháp phù hợp. Cụ thể: đối tượng 1- các gia đình già yếu, bệnh tật, thiếu lao động, không có khả năng thoát nghèo, cần vận động xã hội hỗ trợ và thực hiện chính sách xã hội để bảo đảm an sinh xã hội. Về lâu dài, xếp những đối tượng này vào diện bảo trợ xã hội thường xuyên. Đối tượng 2- gia đình có nhân lực, có nhu cầu lao động nhưng thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm. Đây là nhóm có khả năng thoát nghèo cao. Đối với đối tượng này cần tập trung cho vay vốn, hỗ trợ tư liệu sản xuất, tạo việc làm để thoát nghèo. Tùy vào điều kiện từng xã của huyện có thể thực hiện các mô hình “2 hộ giàu giúp 1 hộ nghèo”, hay mỗi chi bộ, mỗi đoàn thể giúp 1 hộ thoát nghèo,… Đối tượng 3- gia đình không chịu lao động, không biết tổ chức cuộc sống, sa vào các tệ nạn, nghiện ngập, ỷ lại, trông chờ. Đây là nhóm khó chuyển biến nhất. Do vậy, cần tuyên truyền vận động chuyển hoá thành hộ nghèo loại 2 trước khi hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất. Nếu không, các khoản hỗ trợ sẽ không có tác dụng, hiệu quả. Vì khi được hỗ trợ họ lại bán để lấy tiền tiêu dùng. Như vậy, họ vẫn nghèo.

Bên cạnh đó, đối với những hộ có quá ít đất sản xuất, không có thu nhập thêm ngoài làm nông nghiệp đơn giản, cần nghiên cứu, hướng dẫn để họ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện sản xuất... Trong chuyển đổi cây trồng, cần phải có sự quan tâm của huyện, tỉnh với các đề án tổng thể và tầm nhìn dài hạn, phối hợp trên toàn địa bàn. Mặt khác, cần có kế hoạch hỗ trợ tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho lao động nghèo, tuyên truyền, vận động lao động trẻ sẵn sàng đi xuất khẩu lao động.

- Phải nâng cao ý thức, ý chí phấn đấu thoát nghèo. Việc này không chỉ thực hiện bằng các biện pháp tuyên truyền, thuyết phục thông thường. Thực tế, một bộ phận người dân khi còn được hưởng nhiều lợi ích của hộ nghèo vẫn muốn được ở diện hộ nghèo để tiếp tục thụ hưởng các hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, có tình trạng hộ nghèo muốn tách hộ để trở thành nhiều hộ nghèo và được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình giảm nghèo. Để người dân thực sự muốn thoát nghèo, đặc biệt đối với những hộ mới thoát nghèo, Nhà nước cần duy trì một số chính sách để họ được hưởng các lợi ích có được của hộ nghèo trong một thời gian nhất định để họ có điều kiện phát triển kinh tế giúp thoát nghèo bền vững. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động, nhân rộng các mô hình, tấm gương thoát nghèo để các hộ nghèo khác phấn đấu và thấy được việc thoát nghèo là đáng tự hào. Nếu thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân và tạo động lực cả về vật chất và tinh thần để họ phấn đấu đi lên. Đẩy mạnh tuyên truyền để người nghèo chủ động vượt khó, có ý thức thoát nghèo. Nội dung tuyên truyền phải thiết thực, cụ thể để người dân hiểu được vì sao phải xóa đói giảm nghèo và trách nhiệm mỗi người.

-Triển khai các biện pháp phù hợp hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo.Thực hiện các biện pháp phát triển rừng, nghề rừng, nông – lâm kết hợp và các hoạt động kinh tế khác để thực hiện di dãn dân, định cư, ngăn chặn nạn đốt phá rừng, xâm lấn đất rừng. Hỗ trợ người nghèo dân tộc biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro, như: hỗ trợ vật chất trực tiếp cho người nghèo trong những rủi ro đột xuất do thiên tai, dịch bệnh…, hỗ trợ một phần giúp người nghèo tham gia các hoạt động kinh tế: giống cây trồng, giống con nuôi, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu… cùng với những hỗ trợ về vật chất cho người nghèo trên cơ sở hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế tùy theo điều kiện gia đình. Bố trí cán bộ khuyến nông cơ sở để giúp người dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và lựa chọn được giống cây, con và mô hình sản xuất thích hợp. Từng bước hướng dẫn người nghèo sản xuất được hàng hóa tập trung và tiếp cận thị trường để có những sản phẩm có giá trị cao trên thị trường.

- Điều chỉnh chính sách hỗ trợ hợp lý cho giảm nghèo. Các chính sách hỗ trợ người nghèo vùng dân tộc thiểu số cần chuyển dần từ việc hỗ trợ trực tiếp thành việc hỗ trợ sinh kế là chủ yếu. Gắn trách nhiệm của người được hưởng lợi vào hiệu quả của các chương trình hỗ trợ. Việc xây dựng các chính sách, các chương trình mới cần quan tâm hơn đến vấn đề phối hợp ngay từ khâu thiết kế chính sách để tạo cơ sở phối kết hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện, nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cũng như khả năng gọi vốn đầu tư nước ngoài của mỗi chương trình.

-Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Công tác này giúp kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập để có sự điều chỉnh kịp thời hoặc có các biện pháp xử lý, chỉnh đốn thực hiện nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách để phù hợp với thực tế; có cơ chế khuyến khích các tổ chức đoàn thể, hộ nghèo là người đồng bào dân tộc tham gia vào quá trình giám sát thực hiện chính sách. Mặt khác, thường xuyên đánh giá chính sách để tìm ra những mô hình tốt nhất. Từ đó đưa ra các chính sách linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương ở các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc với những đặc điểm, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán và dân trí rất khác nhau.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cho công tác giảm nghèo. Thực tế ở cơ sở cho thấy, năng lực của cán bộ còn yếu, sự nhiệt tình, quan tâm tới đời sống của người dân chưa cao; không nhiều cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo thông thạo tiếng dân tộc là rào cản lớn trong công tác tuyên truyền, vận động. Do vậy, cần có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ. Một trong những giải pháp quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc để thuyết phục, hướng dẫn đồng bào thoát nghèo.

Điều quan trọng hiện nay ở huyện Khánh Vĩnh là phải thực hiện lồng ghép hiệu quả các Chương trình MTQG về nông thôn mới, về hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đối với Giảm nghèo bền vững và sự phối hợp đồng bộ của cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở để đạt hiệu quả cao nhất cho mục tiêu giảm nghèo bền vững. Hy vọng, đến năm 2025, từ sự hỗ trợ của TW-Tỉnh và nỗ lực của huyện Khánh Vĩnh, địa bàn miền núi Khánh Vĩnh sẽ thoát nghèo, góp phần xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố Khánh Hòa./.

                                                                           Văn Ngọc Hường

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 168.085
Số người trực tuyến
   Hiện có: 17   Khách