A+ A A-   
  22/04/2019 00:36        

Kết quả bước đầu trong công tác biên soạn lịch sử cách mạng các địa phương trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung, lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm rõ chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh cách mạng của Đảng ta, của quân và dân ta; qua đó góp phần tổng kết thực tiễn lịch sử, nêu bật những thắng lợi, làm sáng tỏ những thành tựu, bài học kinh nghiệm và những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới hiện nay và góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng.
Nhận thức vấn đề trên, sau khi Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 24/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử cách mạng các xã, phường, thị trấn được ban hành, Huyện ủy Khánh Vĩnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp và xem đây là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng như tổ chức quán triệt, triển khai các nội dung của Chỉ thị; ban hành Kế hoạch số 82-KH/HU về biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh, giai đoạn 1975 - 2010 và lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội các xã, thị trấn trên toàn huyện giai đoạn 1945 - 2010; chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và biên soạn lịch sử cách mạng ở các địa phương… Ngoài ra, để đảm bảo kinh phí biên soạn cho các xã, thị trấn, Huyện ủy đã chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mưu HĐND, UBND huyện cân đối các nguồn để hỗ trợ một phần kinh phí.
Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác trong tỉnh, công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử cách mạng ở các địa phương trên địa bàn huyện gặp không ít trở ngại đó là phần lớn các xã, thị trấn trải qua quá trình sáp nhập, chia tách nên có nhiều xáo trộn về lưu trữ tư liệu, các tài liệu, văn bản trước năm 2000 hầu như rất ít; các đồng chí lão thành cách mạng là nhân chứng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhiều người đã mất, một số cụ còn lại thì tuổi cao, sức yếu, trí nhớ hạn chế, nên việc khai thác tư liệu lịch sử từ nguồn này cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ làm công tác này không đồng đều, không được đào tạo sâu về chuyên môn, chưa được qua các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, lại thường xuyên thay đổi nên khi triển khai còn lúng túng…
Để khắc phục những khó khăn cũng như nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử, Huyện ủy Khánh Vĩnh đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề về công tác biên soạn lịch sử nhằm nắm bắt tình hình
 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 163.215
Số người trực tuyến
   Hiện có: 20   Khách