A+ A A-   
  12/10/2016 00:03        

BÀI NGHIÊN CỨU

     Ngày 22/6/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và có hiệu lực ngày 01/7/2016. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thống nhất quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho các chủ thể ở trung ương và địa phương; hoàn thiện quy trình ban hành VBQPPL của các chủ thể. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin giới thiệu một số điểm mới cơ bản của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
     1. Điểm mới về tên gọi, kỹ thuật lập pháp và về nội dung
     Thứ nhất, về tên gọi: Hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thành một văn bản là “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015” để áp dụng, điều chỉnh quy trình ban hành VBQPPL của các chủ thể ở trung ương và địa phương.
     Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 gồm 17 chương với 173 điều, quy định về phạm vi; chủ thể; thẩm quyền; trình tự, thủ tục, hình thức văn bản và những vấn đề liên quan đến công tác ban hành VBQPPL, như: soạn thảo, thẩm định, góp ý, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và những vấn đề liên quan đến công tác ban hành VBQPPL luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
     Thứ ba, về nội dung: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có một số điểm mới, như: hoàn thiện quy trình pháp lý cho các chủ thể ban hành VBQPPL; luật hóa một số quy định trong công tác VBQPPL, như: rà soát, kiểm tra, hệ thống hóa; tách quy trình xây dựng chính sách và quy trình VBQPPL; làm rõ một số khái niệm gắn với công tác ban hành văn bản, như: VBQPPL, quy phạm pháp luật[1]; thống nhất hình thức ban hành văn bản của một số chủ thể; quy định thẩm quyền về nội dung của các chủ thể gắn với thẩm quyền trong các văn bản luật tổ chức liên quan như: Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Tổ chức Chính quyền địa phương;… quy định trách nhiệm của các chủ thể trong công tác ban hành VBQPPL; quy định kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.
     2. Điểm mới trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
     Đối với công tác ban hành VBQPPL của địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có những điểm mới tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động ban hành văn bản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cụ thể:
    Một là, về thẩm quyền: Thẩm quyền ban hành VBQPPL của các chủ thể trong tổ chức chính quyền địa phương căn cứ trên
 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 169.906
Số người trực tuyến
   Hiện có: 9   Khách