A+ A A-   
  10/06/2016 16:17        

NHÌN LẠI CHẶN ĐƯỜNG SAU 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5, KHÓA VIII CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KHÁNH VĨNH

     Trước hết, theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong mỗi giai đoạn lịch sử. Như vậy, văn hóa không chỉ bao gồm những giá trị tinh thần mà còn bao gồm những sản phẩm vật chất chứa đựng giá trị tinh thần mà con người đã đạt được, muốn gởi gắm trong đó, nghĩa là, các giá trị văn hóa được biểu hiện trong toàn bộ hoạt động của con người. Theo nghĩa này, chúng ta có văn hóa sản xuất, văn hóa kinh doanh, văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn hóa chính trị, văn hóa công sở, văn hóa quản lý, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa hôn nhân và gia đình, văn hóa giao thông v.v… Tôi muốn đi sâu vào một số lĩnh vực văn hóa chủ yếu.
     Văn hóa sản xuất, nói một cách dễ hiểu, đó là con người làm ra cái gì? Làm bằng cách nào? Làm như thế nào? Phục vụ cho ai? Tính đa dạng của sản phẩm, trình độ khoa học, công nghệ làm cho sản phẩm có chất lượng và giá trị sử dụng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng tăng của con người; đó là sự hình thành tổ chức sản xuất phù hợp, trong đó nổi lên là tính hợp tác, từ trong từng đơn vị sản xuất, giữa các ngành sản xuất, hợp tác trong nước đến hợp tác quốc tế; đó là chữ tín, là tính văn minh, lịch sự, sòng phẳng trong giao dịch … .Sự nghèo nàn về sản phẩm, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao… trên địa bàn huyện thể hiện rõ nét trình độ văn hóa sản xuất của một huyện miền núi còn nhiều khó khăn. Thay đổi nền kinh tế nương rẫy, lối sản xuất độc canh, biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, biết thích ứng với thị trường, biết tính toán chi phí lời lỗ, không ăn thâm vào vốn, phát triển ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi tác phong lao động chính là nhiệm vụ của phát triển văn hóa sản xuất trên địa bàn huyện ta hiện nay.
     Văn hóa ứng xử, giao tiếp được biểu hiện ở mối quan hệ giữa người – người và giữa người với tự nhiên.
     Văn hóa ứng xử giữa người với người bao gồm quan hệ ứng xử đối với bản thân (tự mình), quan hệ ứng xử trong gia đình đến cộng đồng, trong tổ chức, quan hệ giữa công dân với nhà nước, giữa người trong nước với nước ngoài.
     Đối với tự mình, phải có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, nghiêm khắc với bản thân, bao dung, độ lượng với người, thường xuyên tự sửa mình ngày một hoàn thiện. “Tu thân” trong Nho giáo, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay chính là văn hóa tự ứng xử đối với bản thân. Tính tự ti, mặc cảm, ỷ lại hay công thần, đòi hỏi chế độ, chính sách trong đồng bào dân tộc thiểu số là những điều cần phải sửa, thay vào đó là ý thức tự lực vươn lên trong cuộc sống, tạo ra k
 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 164.744
Số người trực tuyến
   Hiện có: 12   Khách