A+ A A-   
  10/05/2017 01:38        

Khánh Vĩnh : Lễ “bỏ mả” , một tập quán đặc sắc của người dân tộc Raglai


      Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) có gần 37 ngàn dân với 15 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm trên 73 %. Trong số trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh thì dân tộc Raglai chiếm nhiều nhất với 49% so tổng dân số. Là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên người dân huyện Khánh Vĩnh được sở hữu kho tàng văn hóa vật thể khá đa dạng, phong phú, trong đó lễ “bỏ mả” của dân tộc Raglai được xem là một lễ nghi truyền thống đặc sắc cần được lưu giữ.

Lễ nghi đặc sắc mang tính cộng đồng cao.

     Tập tục xa xưa của người Raglai ở Khánh Vĩnh có các lễ hội như lễ hội mừng được mùa lúa mới, lễ đền ơn đáp nghĩa, lễ cưới ...nhưng nổi bật nhất vẫn là nghi lễ bỏ mả. Người Raglai quan niệm rằng: Trong đời sống luôn có hai thế giới cùng tồn tại song song, đó là thế giới của người đang sống và thế giới của người đã khuất. Thế giới đang sống chỉ là tạm bợ, còn thế giới của người đã khuất mới là vĩnh hằng. Do đó, khi có người qua đời, người Raglai tổ chức nghi lễ bỏ mả trang trọng để chia tay người chết và với ý nghĩa để người thân không buồn cũng là để giải phóng cho người sống khỏi mọi ràng buộc với người chết. Do vậy, nghi thức bỏ mả được xem là một trong những nghi lễ lớn nhất của người Raglai . Dân tộc Raglai có cuộc sống mang tính cộng đồng, nên trong nghi lễ bỏ mả phải tập trung đầy đủ những người trong làng cùng tham dự để cùng chia tay người đã khuất và cùng nhau thực hiện các nghi lễ một cách đầy đủ, trang trọng. Lễ bỏ mả thường được tổ chức sau một năm hoặc hai năm khi người thân qua đời. Theo quan niệm của đồng bào, nếu không làm lễ bỏ mả, thì quan hệ giữa người sống và người chết vẫn tồn tại, bởi vậy cần phải làm nghi lễ bỏ mả để tiễn biệt, đồng thời thể hiện tình cảm với người đã khuất. Khi chia tay với người đã khuất, tâm hồn người còn sống thấy thanh thản bởi nghĩ rằng người chết đã được về với Tổ tiên ông bà ở thế giới bên kia và người ở lại không còn cảm thấy đau khổ, nặng lòng tiếc nuối với người đã khuất. Trong đời sống của người Raglai bất cứ người nào qua đời, thì những người còn sống phải có trách nhiệm lo hậu sự và làm lễ bỏ mả. Lễ bỏ mả được tổ chức với mục đích như một nghi lễ mãn tang, thể hiện tình cảm yêu thương của người còn sống đối với người đã khuất. Ông Cao Hanh ở Khánh Thượng cho hay : “ Người Raglai quan niệm rằng khi chưa làm lễ bỏ mả cho người thân, thì dù đã chết, người thân vẫn còn lai vãng đâu đây, cũng cần ăn uống và về nhà giúp đỡ gia đình. Họ chỉ trở lại với thế giới bên kia khi được làm lễ bỏ mả” . Những lễ vật và vật dụng được dùng trong lễ bỏ mả thường được gia đình người quá cố chuẩn bị trước hàng tháng. Lễ vật gồm: heo, gà, rượu…người trong làng dựng nhà mồ, làm Ka

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 165.149
Số người trực tuyến
   Hiện có: 15   Khách