A+ A A-   
  23/08/2022 15:54        

Năm thực phẩm nên tránh với người trào ngược dạ dày thực quản

         Ăn uống và sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh cần nắm rõ các loại thực phẩm không nên ăn, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày như một thói quen để ngăn chặn bệnh trở nặng. 

5 thực phẩm nên tránh với người trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 1.

Bệnh trào ngược sẽ cải thiện nhanh hơn nếu có chế độ ăn hợp lý. Để kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh hãy loại bỏ các thực phẩm sau khỏi chế độ ăn uống của mình:

1. Thực phẩm chua, chứa nhiều axit

Người bị trào ngược vốn có hàm lượng axit dạ dày ở mức cao. Việc dung nạp thêm các thực phẩm chua và chứa nhiều axit càng làm tình trạng dư thừa axit trong dạ dày trở nên nghiêm trọng và gia tăng tần suất, mức độ trào ngược. . Một số thực phẩm có thể kể đến như hoa quả chua (Chanh, mận, xoài, cam, quýt, bưởi, cà chua, dứa); thực phẩm lên men (dưa chua, cà muối, dưa góp);…

2. Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm chiên và giàu chất béo như nội tạng động vật, khoai tây chiên, gà rán, mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn,… có thể khiến cơ thắt dưới thực quản giãn ra, cho phép nhiều axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng làm chậm quá trình tháo rỗng dạ dày (gây chậm tiêu) vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng.

3. Rượu bia, đồ uống có cồn

Người bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh các đồ uống có cồn, kích thích như cà phê, rươu, bia… Bởi những đồ uống này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày.

4. Thực phẩm và gia vị cay nóng

Những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… có khả năng làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và đau dạ dày - một trong những nguyên nhân gây trào ngược. Ngoài ra nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm tăng co thắt cơ thực quản dưới, từ đó làm cản trở quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát thượng vị…).

5. Thực phẩm ngọt và nhiều đường

Đường và thức ăn ngọt sẽ làm tăng phản ứng viêm ợ dạ dày và thực quản, khiến cho bệnh trào ngược càng nặng hơn. Một số loại thực phẩm có thể kể đến như bánh quy, bánh ngọt, kem, kẹo, socola…

Song song với việc kiêng kỵ các thực phẩm kể trên, bạn cũng cần chọn một số thực phẩm có tác dụng tốt cho việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:

- Bánh mì, bột yến mạch: Loại thực phẩm này rất tốt trong việc giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.

- Các loại đỗ: Chúng chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid... cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên để tránh gặp tình trạng đầy hơi, nên ngâm các loại đỗ, đậu khô trước khi chế biến. Các loại đạm dễ tiêu: Thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn, góp phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.

- Sữa chua: Giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa và tình trạng trào ngược.

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả, song song với quá trình sử dụng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

- Tuân thủ đủ liệu trình điều trị được đưa ra. Ngay cả khi tình trạng của bạn cải thiện nhanh hơn dự tính. Việc tự ý dừng thuốc có thể gây kháng thuốc, nhờn thuốc hoặc gây khó khăn cho việc điều trị nếu có tái phát.

- Phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và chế độ làm việc. Đây là các yếu tố có vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ tái phát của bệnh.

- Cần sử dụng các sản phẩm chuyên biệt, được bào chế dành riêng cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là các sản phẩm tác động đồng thời và trực tiếp tới các nguyên nhân gây bệnh giúp hỗ trợ điều trị cũng như ngăn tái phát. Thời gian sử dụng tốt nhất nên kéo dài từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn.

- Không sử dụng đơn thuốc cũ khi bị tái phát mà cần thăm khám lại để có phác đồ phù hợp.

- Ngay cả khi các triệu chứng trào ngược không còn, người bệnh vẫn nên duy trì điều trị dự phòng tái phát từ 1-3 tháng.

Thời điểm vàng để điều trị bệnh là ngay khi phát hiện các triệu chứng khó chịu như nóng rát ngực, viêm họng kéo dài, ợ chua, ợ trớ, đầy chướng, nghẹn cổ, khó thở... Bởi lẽ cơ vòng thực quản bình thường có độ đàn hồi để thực hiện chức năng đóng mở khi có thức ăn, đưa thức ăn xuống dạ dày. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, phần cơ này thường xuyên bị giãn ra và chịu sự ăn mòn của dịch acid trào ngược. Nếu chủ quan không điều trị sớm, bệnh sẽ nặng thêm làm cho cơ vòng thực quản bị giãn ra quá mức và không còn khả năng đàn hồi. Lúc này, người bệnh có thể sẽ phải sống chung với trào ngược cả đời, thậm chí mỗi ngày đều phải sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng.

Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh nhưng không điều trị sớm cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng như viêm thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản…

(Nguồn: báo Sức Khỏe và Đời sống-Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế).

Hải Tâm

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 146.800
Số người trực tuyến
   Hiện có: 22   Khách