A+ A A-   
  04/01/2017 16:52        

Hình ảnh con gà trong nghệ thuật tạo hình dân gian

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om xòm trên vách bức tranh gà

     Câu thơ của Trần Tế Xương đã gợi cho ta cảnh tết của đất nước, với tràng pháo chuột nổ ngoài sân, với bức tranh gà dán trên vách. Và cứ thế, Tết nào cũng… nhớ bánh chưng xanh, nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn, gà như nhà thơ Bàng Bá Lân đã nhiều lầm xúc cảm.
      Hàng năm, các phiên chợ Tết, tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội) được bày bán và đã được nhân dân ta mua về trang hoàng nhà cửa trong mấy ngày xuân. Những bức tranh dân gian đó đã đưa lại cho bao lứa tuổi nhu cầu thưởng ngoạn với hình thức tranh màu sặc sỡ, vui mắt, với nội dung sâu sắc, gần gủi cuộc sống dân gian. Tranh dân gian có nhiều đề tài và những bức tranh gà nằm trong đề tài chức tụng nhau nhân dịp năm mới
      Hình ảnh con gà không những là nguồn cảm hứng của các nghệ nhân sáng tạo ra những bức tranh dân gian mà còn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật khác từ thời xa xưa.
Từ thời Hùng Vương, khi con người biết đúc đồng, các nghệ nhân đã đúc được con gà bằng đồng được tìm thấy ở xã Vinh Quang, tỉnh Hà Tây, hiện trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Con gà với tư thế thân hình mình vươn lên như đang cất tiếng gáy, đuôi xòa ra, có ba cái lông như ba muỗi tên đồng cắm xuống đất. Đó là con gà thời dựng nước đầy oai phong. Đến đời Trần, trên chiếc thạp gốm, một đàn gà được khắc họa đang nhảy nhót vui đùa, biểu tượng hình ảnh nhân dân sau những năm gian khổ điêu linh chống ngoại xâm, giờ thảnh thơi, an lành vui vẻ sống trong cảnh thái bình thịnh trị. Thời Lê Sơ, hình ảnh con người với con gà được tìm thấy ở những bức điêu khắc gỗ trong các đình làng Hà Tây, như đình Hoàng Xá, đình Liên Hiệp. Bức trạm trỗ gà chọi ở đình làng Hoàng Xá, con gà được khắc to hơn con người đang ôm, đang vuốt ve nó. Những con gà được chạm khắc ở đình Liên Hiệp thì nhỏ hơn. Tuy cùng đề tài, nhưng hai bức chạm khắc không hoàn toàn giống nhau, chứng tỏ nghệ nhân không phụ thuộc vào những ước lệ sẵn có. Ta có tìm thấy được cảnh chọi gà ở bức chạm trỗ khác ở thế kỷ 17: cảnh hai người ôm hai con gà chọi chuẩn bị cho một trận đấu đầy vui vẻ, phấn khích trong mấy ngày xuân. Qua đó, ta thấy nghệ nhân tạo hình vào giữa và cuối thế kỷ 17, đề tài về con người thường được gắn liền với các hoạt cảnh của cộng đồng, với những dinh hoạt văn hóa, vui chơi…
      Trở lại với dòng tranh dân gian Đông Hồ, về tranh gà, phổ biến các bức: tranh Đại Cát, tranh Gà đàn, tranh Gà t

 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 231.578
Số người trực tuyến
   Hiện có: 4   Khách