A+ A A-   
  09/01/2015 11:50        

Khánh Vĩnh: Cần nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giảm nghèo


Đến hết năm 2014 qua rà soát huyện Khánh Vĩnh ( Khánh Hòa) còn 1.190 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 13,8% và 1.634 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 18,9%. So với năm 2013, số hộ nghèo đã giảm được 5% và hộ cận nghèo giảm 1,5%. Tuy nhiên xét toàn cảnh thì chất lượng giảm nghèo vẫn chưa bền vững, sức kháng cự sẽ là vô cùng yếu trước sự khắc nghiệt của thiên tai, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Thoát nghèo vẫn rất nghèo

Dù đã thoát nghèo song suốt từ Hè Thu năm 2014 đến nay, gia đình anh Cao Nghiệp tổ 4 Thị Trấn Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) luôn ở trong tình trạng thiếu trước, hụt sau. Nhà có 6 nhân khẩu sống dựa vào 8 sào đất rẫy quanh năm luân canh hết cây bắp đến cây mì. Trong năm qua, nắng hạn kéo dài gia đình anh gần như mất trắng khoản thu nhập. Phát cỏ keo anh tranh thủ bứt luôn cả rau rừng để làm món ăn trưa. Xong việc chủ trả tiền công buổi sáng được 60 ngàn đồng anh chạy thẳng đến quán đầu ngõ để mua vài cân gạo. Bữa cơm nhà anh chỉ duy nhất 1 món rau luộc chấm mắm đã cho thấy cuộc sống của bà con quả vẫn còn rất khó khăn. “ Hồi còn là hộ nghèo, mình được ngân hàng cho vay vốn 12 triệu, mình đầu tư trồng mì . Năm đó mì cao giá 2 ngàn đồng/ 1 kg mì củ tươi nào ngờ 1 năm sau thu hoạch mì bị sâu bệnh giá rớt chỉ còn 1.000 đồng/ 1 kg. Vốn đầu tư coi như mất trắng. Giờ làm ăn khó khăn lắm, nắng hạn liên miên chả thu được bao nhiêu. Vợ hay đau bịnh, một mình làm thuê , làm mướn nuôi các con. Có người thuê phát cỏ keo là may rồi. Lúc không có việc làm phải vay mượn nợ nần người ta.” Anh Nghiệp chia sẻ.

Phát cỏ keo thuê được xem là may mắn đối với anh Cao Nghiệp ( giữa) cũng như nhiều bà con dân tộc
 thiểu số ở huyện Khánh Vĩnh hiện nay sau 2 vụ mất mùa thất bát do nắng hạn.

Quanh quẩn với trồng mì, bắp, cây họ đậu thường là giải pháp hay được hộ nghèo đầu tư vì dễ làm, vốn đầu tư thấp. Thế nhưng những cây trồng này phần thì thoái hóa, sâu bệnh, phần bị phụ thuộc thời tiết nên thu nhập hết sức bấp bênh. Thế nên dù thoát nghèo nhưng thực ra vẫn rất khó khăn, ranh giới giữa thoát nghèo và còn nghèo là rất manh manh, chỉ cần mất mùa là lại bị cận hoặc tái nghèo . Mặt khác, người nghèo đa số là bà con dân tộc thiểu số ( chiếm 95% trong tổng số hộ nghèo) họ thật thà, cả tin và có phần hạn chế về nhận thức, do vậy việc quản lí và sử dụng quĩ đất chưa hiệu quả. Đã có tình trạng một số người đã lợi dụng sự thật thà của bà con để tìm cách mua bán sang nhượng đất đai hoặc thuê mướn đất dài hạn để trồng keo, kinh doanh. Ông Cao Na ở tổ 3 thị trấn Khánh Vĩnh cho biết gia đình ông có một m
 
Tuyển dụng công chức, viên chức, lao động
Giới thiệu
Thủ tục hành chínhTin nổi bật
Tổ chức hành chính
Thông tin hoạt động
Tin tức sự kiện
Chỉ đạo điều hành
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
Quy hoạch - Chiến lược - Kế hoạch dài hạn
Dịch vụ công trực tuyến
Dự án - Hạng mục đầu tư
Chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học
Hệ thống QLCL TCVN ISO Công bố, công khai danh mục TTHCCông bố, công khai quy trình nội bộSức khỏe - Y tếCông nghệ thông tinBảo hiểm xã hộiChứng thư số
Công khai
Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTTĐấu tranh chống diễn biến hòa bình Đường dây nóngHoạt động thanh tra Học tập tấm gương đạo đức HCMKho bạc nhà nước Khánh Vĩnh
Chuyển đổi số
Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏDỰ THẢO LẤY Ý KIẾN GÓP ÝLỊCH TIẾP CÔNG DÂNTuyên truyền
Thống kê - Báo cáo

Liên kết banner

Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 169.429
Số người trực tuyến
   Hiện có: 67   Khách